Người đi bộ sai phạm – Phạt tù! Người đi bộ bị “uy hiếp” - thì sao?

© REUTERS / KhamNgười dân trên đường phố Hà Nội, Việt Nam
Người dân trên đường phố Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một nét mới, rất mới, khi các báo đều giật tít: Người đi bộ vi phạm có thể bị phạt tù đến 15 năm…

Đó là theo qui định của Bộ luật Hình sự 2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018), Điều 260 về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" (GTĐB).

Qui định mới không chỉ "nắm tóc" người sử dụng phương tiện tham gia GTĐB, mà còn ràng buộc đối với cả người tham gia GTĐB, trong đó có đối tượng là người đi bộ.

Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Vì thế, ngay cả người đi bộ, nếu vi phạm, cũng cần bị xử lí, là một qui định cần thiết và đúng đắn; đặc biệt trong trường hợp vi phạm gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng chết người và thiệt hại nặng nề đến sức khỏe và tài sản của người khác, của cộng đồng và xã hội.

Đó là "cây gậy". Như đã nói, "cây gậy" để trị người đi bộ gây cản trở giao thông hay vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Song mặt khác, chúng ta cũng cần đặt vấn đề: Vậy hiện nay, người đi bộ tại Việt Nam, đang bị "uy hiếp" nghiêm trọng thì sao, đã được bảo vệ một cách tương xứng với các chế tài xử phạt họ chưa, trong đó mức nặng nhất là phạt tù tới 15 năm?

Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam: quyết liệt trả lại vỉa hè cho người đi bộ

Vỉa hè ngày nay đâu còn nhiều cho người đi bộ. Ngay cả lòng đường cũng bị lấn chiếm. Người đi bộ đang chịu thiệt thòi nhất, bị chèn ép nhiều nhất so với các đối tượng khác cùng trong "cộng đồng" tham gia GTĐB vì không gian đi bộ trong mạng lưới giao thông dành cho họ đã bị "cướp" đi quá nhiều. Bảo vệ họ, là điều phải làm và đúng đắn. Bảo vệ họ, là phải dẹp loạn lấn chiếm vỉa hè để buôn bán kinh doanh, để làm lối đi cho xe máy và thậm chí nhiều trường hợp là cả ô tô — đỗ và chạy.

Ở các quốc gia phát triển, tiên tiến, người đi bộ cũng phải chịu chế tài trong luật giao thông đường bộ, nhưng cũng không ai khác mà chính là họ, luôn được ưu tiên cao nhất. Và cái nhất này, không chỉ thể hiện trong ý thức của những người soạn thảo luật và thực thi luật, mà còn đi sâu vào ý thức của những người sử dụng phương tiện.

Đơn cử, khi đã chớm đèn xanh cho phương tiện lưu thông trong khi đèn đó bật sáng đối với người đi bộ muốn băng qua đường, nhưng phương tiện luôn dừng lại một nhịp ưu tiên cho người đi bộ băng qua. Hay từng chốt đèn tín hiệu giao thông, có nút ấn xin qua đường dành cho người đi bộ… Rồi các biển báo giao thông, vạch đường… cũng cần luôn được chăm chút, lưu ý ưu tiên cho người đi bộ, đặc biệt là người tàn tật, người già, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Khi không gian, mạng lưới giao thông dành cho người đi bộ được tổ chức tốt hơn, chắc chắn sẽ hạn chế được những khả năng đau lòng xảy ra: Người đi bộ vì vi phạm mà phải ngồi tù.

Nguồn: LĐO

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала