World Bank dự báo "lạc quan" cho GDP Việt Nam

© AFP 2023 / Hoang Dinh HamVận chuyển quất đón Tết tại Hà Nội
Vận chuyển quất đón Tết tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngân hàng Thế giới (WB) nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt được 6,7% trong năm nay. Về trung hạn, tăng trưởng được dự báo ổn định ở mức 6,5%, lạm phát dự kiến vẫn ở mức thấp.

Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Nợ công của Việt Nam đã gần xấp xỉ 61% GDP
Cụ thể, tại buổi công bố báo cáo Điểm lại của WB vào sáng nay (11/12), ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho biết, sức cầu trong nước mạnh hơn, các ngành chế biến chế tạo và chế biến định hướng xuất khẩu đạt kết quả tốt, ngành nông nghiệp đang từng bước phục hồi.

Chi đầu tư ngày càng thu hẹp

Theo báo cáo, ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho biết, sức cầu trong nước mạnh hơn, các ngành chế biến chế tạo và chế biến định hướng xuất khẩu đạt kết quả tốt, ngành nông nghiệp đang từng bước phục hồi,…

Ông Sebastian cho rằng, đây chính các yếu tố tạo động lực mới cho nền kinh tế Viện Nam tăng trưởng 6,4% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Ngành chế biến chế tạo và dịch vụ lần lượt tăng trưởng 7,3% và 12,8% so với cùng kỳ.

© Ảnh : Hồng VânCác chuyên gia cho biết, về trung hạn, tăng trưởng được dự báo ổn định ở mức 6,5%, lạm phát dự kiến vẫn ở mức thấp.
Các chuyên gia cho biết, về trung hạn, tăng trưởng được dự báo ổn định ở mức 6,5%, lạm phát dự kiến vẫn ở mức thấp. - Sputnik Việt Nam
Các chuyên gia cho biết, về trung hạn, tăng trưởng được dự báo ổn định ở mức 6,5%, lạm phát dự kiến vẫn ở mức thấp.

Do đó, WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt được 6,7% trong năm nay. Về trung hạn, tăng trưởng được dự báo ổn định ở mức 6,5%, lạm phát dự kiến vẫn ở mức thấp.

Bên cạnh đó, chi công của Việt Nam trong năm nay chiếm 29,2% so với GDP. Đây là mức rất cao so với cùng kì năm trước và so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, tỷ trọng chi đầu tư lại giảm và chi thường xuyên tăng vì tăng quỹ lương khu vực công cả phần hành chính và sự nghiệp, bà Vũ Hoàng Quyên, Chuyên gia kinh tế cao cấp WB cho biết.

Thêm nữa, theo bà Quyên, chi thường xuyên tăng còn do Việt Nam thực hiện hỗ trợ an sinh xã hội khá lớn và còn liên quan đến chi trả nợ cả gốc và lãi cũng tăng.

Điều này dẫn đến cơ cấu quỹ cho chi đầu tư ngày càng thu hẹp.

"Tuy nhiên, khi so với các nước bạn có thu nhập trung bình thì mức chi đầu tư công của Việt Nam so với GDP vẫn cao", bà Quyên nói.

Nền kinh tế chuyển từ ổn định sang chống chịu

Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: GDP năm 2018 dự kiến là bao nhiêu?
Trong buổi công bố báo cáo, bà Quyên cũng cho biết nước ta tuy có chỉ số tăng trưởng trong 7 năm qua nhưng vẫn còn rủi ro về vốn, về tài khoản vãng lai, lạm phát,… nên vẫn cần cân nhắc và tính toán cẩn trọng để có thể có vị thế cán cân thanh toán thuận lợi.

"Vấn đề này không liên quan nhiều đến nền kinh tế vĩ mô và trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã đảm bảo nền kinh tế vĩ mô khá tốt. Tuy nhiên làm thế nào để đối mặt với cú sốc nếu thị trường khu vực và trên thế giới biến động thì Việt Nam vẫn cần chuyển từ ổn định sang chống chịu", ông Sebastian nhận định.

Cụ thể, đưa ra hướng giải pháp cho Việt Nam, chuyên gia Kinh tế trưởng của WB cho rằng Việt Nam phải xây dựng lại các vùng đệm chính sách, đệm vốn để giảm nợ công, để có dư địa tốt hơn.

Theo ông này, trong vài năm qua, tăng trưởng tín dụng Việt Nam vẫn tăng, đó là kích cầu nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Chi phí để sử dụng những kênh này để thúc đẩy nền kinh tế vẫn đang tăng lên nên phải thúc đẩy hơn nữa về ngành ngân hàng. Quản lý tăng trưởng tín dụng cũng phải suy nghĩ xem làm thế nào để được điều tiết, tái cơ cấu một số lĩnh vực của nền kinh tế.

Ngoài ra, cải cách cơ cấu chậm cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi hiện nay, nhất là khi tốc độ tăng đầu tư đang yếu đi.

Do đó, tăng khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu là hướng đi để nâng cao tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn, WB nhận định.

Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế hàng đầu của WB cũng cho biết cải cách cơ cấu vẫn là ưu tiên trọng tâm của Việt Nam trong điều kiện tăng trưởng năng suất chưa cao.

Theo đó, trên cơ sở những tiến triển đạt được, Việt Nam có thể tiếp tục nâng tốc độ tăng năng suất qua đầu tư vào kỹ năng và hạ tầng cần có, đồng thời tăng cường chiều sâu cải cách về môi trường kinh doanh, khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.

Nguồn: Dân Trí

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала