Chuyên gia luật nói về công việc của luật sư bào chữa trong vụ Đinh La Thăng

© Ảnh : Hải An/ZingÔng Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Luật sư Phan Trung Hoài (Tiến sĩ, Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, thành viên Đoàn luật sư TP.HCM) xác nhận, ông đã được Cơ quan điều tra Bộ Công an cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ông Đinh La Thăng.

Như luật sư Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP.HCM) chia sẻ với Đất Việt: đây là vụ việc có nhiều thuận lợi và khó khăn nhất định.

Khó khăn lớn nhất mà luật sư phải đối mặt đó là phản ứng của dư luận.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Lộ diện luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng
Nếu luật sư bảo vệ cho một bị cáo mà dư luận đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo đó là sai trái, thì luật sư đó sẽ bị dư luận nhìn bằng ánh mắt không mấy thiện cảm.

Và nếu luật sư đó giỏi đến mức bào chữa khiến tòa không thể nào buộc tội được bị cáo thì sự phẫn uất của dư luận đối với luật sư đó càng lên cao. Đó là nỗi khổ tâm lớn nhất của luật sư.

"Trở lại với vụ của ông Đinh La Thăng, phản ứng của dư luận trong vụ ông Đinh La Thăng có nhiều chiều. Nếu như ông Đinh La Thăng nhờ tới những luật sư giỏi, và thực sự luật sư đó làm được những chuyện mà các luật sư khác không làm được thì họ sẽ phải đối diện nhiều khó khăn trước công luận", Luật sư Phạm Công út chia sẻ.

Ông Út nhận định, vụ án của ông Đinh La Thăng là một vụ án đặc biệt, bị can cũng là một nhân vật đặc biệt. Ngay sau khi bị khởi tố, ông Thăng đã nhờ tới luật sư, điều đó cho thấy vị thế của luật sư đã được nâng lên, khác so với trước đây.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Có ai đứng sau ông Đinh La Thăng không?

Những điểm thuận lợi đối với luật sư bào chữa trong vụ Đinh La Thăng

Theo Luật sư Phạm Công Út, khi tham gia bào chữa cho ông Đinh La Thăng, luật sư Phan Trung Hoài có được một số thuận lợi nhất định.

Thuận lợi lớn nhất đó là vụ án xảy ra đúng vào thời điểm giao thoa giữa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2017 (áp dụng ngày 1/1/2018).

Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự năm 2017 chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2018, tuy nhiên, các nghị quyết của Quốc hội và hội đồng thẩm phán đã tạo ra một số thuận lợi cho các bị can, bị cáo, người bị tố giác…

Cụ thể, tuy chưa tới thời điểm áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2017, nhưng nếu những điều khoản trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2017 có lợi thì bị can, bị cáo, người bị tố giác… sẽ được hưởng. Các luật sư cũng được hưởng những điều khoản có lợi trong quá trình bảo vệ cho thân chủ của mình.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Vụ Đinh La Thăng - lời cảnh báo đối với cán bộ lãnh đạo ở tất cả các cấp

"Một trong những điều khoản có lợi đó chính là việc cấp chứng nhận bào chữa cho luật sư trong vòng 24 tiếng nếu là bị can đang bị tạm giam. Thuận tiện hơn nữa là hiện nay không phải cấp chứng nhận bào chữa mà luật sư chỉ phải đăng ký bào chữa. Đăng ký này là đăng ký một lần từ giai đoạn đầu tiên cho tới khi kết thúc (từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm…). Đây là một thuận lợi vô cùng to lớn. Sắp tới đây nếu phiên tòa mở ra, luật sư sẽ không còn phải ngước lên kính thưa Viện kiểm sát mà hai bên sẽ ngồi ngang hàng nhau đối diện với nhau để tranh luận. Hội đồng xét xử sẽ đóng vai trò là trọng tài và ra những phán quyết dựa theo chứng cứ, lập luận, lý lẽ của các bên. Ngoài ra, còn nhiều thuận lợi khác cho luật sư trong việc bào chữa cho thân chủ và luật sư Phan Trung Hoài đã tiếp nhận vụ án đúng vào thời điểm này để bào chữa cho ông Đinh La Thăng", luật sư Út nhận định.

Hoạt động của luật sư khi tham gia ngay từ giai đoạn điều tra vụ án như thế nào trong trường hợp LS Phan Trung Hoài bào chữa cho ông Đinh La Thăng?

Trong giai đoạn điều tra vụ án, LS sẽ thực hiện những công việc gì để bảo vệ cho thân chủ?

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Việc bắt ông Đinh La Thăng là quyết tâm chính trị rất lớn của Việt Nam
Ông Nguyễn Đình Hưng, nguyên Kiểm sát viên Cao cấp (Viện KSND Tối cao, hiện ông đang hành nghề LS thuộc Đoàn luật sư TP.Hà Nội) nói với Dân Việt: Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định, người bào chữa có thể là LS; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân. Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Vẫn theo ông Hưng, người bào chữa có quyền: Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý, được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; Xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; Được đề nghị cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam…

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đâu chỉ là ông Đinh La Thăng?

"Khi kết thúc giai đoạn điều tra, người bào chữa được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa", ông Hưng cho biết.

Ông Hưng cho biết thêm, ngoài ra luật cũng quy định nghĩa vụ của người bào chữa khi tham gia tố tụng trong vụ án như: Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không có lý do chính đáng; Tôn trọng sự thật và pháp luật, không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật…

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала