Ka-28 và tàu Petya Việt Nam phối hợp tác chiến săn ngầm

© Ảnh : airwar.ruKa-28
Ka-28 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Biên đội trực thăng Ka-28 của Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 và tàu hộ vệ Petya thuộc Lữ đoàn 171 vừa có cuộc phối hợp tác chiến săn ngầm.

Hiện tại lực lượng tác chiến săn ngầm chủ lực của Hải quân nhân dân Việt Nam bao gồm biên đội tàu hộ vệ Petya thuộc biên chế Lữ đoàn 171 và phi đội trực thăng Ka-28 nằm trong đội hình Lữ đoàn 954.

Tàu săn ngầm Petya Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam gây bất ngờ khi tự trang bị tên lửa phòng không cho tàu săn ngầm Petya
Mới đây hai loại phương tiện trên đã có một cuộc phối hợp huấn luyện tổng hợp hiếm có ở ngoài khơi, những hình ảnh về hoạt động này đã được Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam ghi lại.

Hải quân Việt Nam được Liên Xô viện trợ tổng cộng 5 tàu hộ vệ Petya — Dự án 159, gồm 3 chiếc Petya II và 2 chiếc Petya III vào thời điểm đầu những năm 1980.

Petya là lớp chiến hạm đầu tiên chạy bằng động cơ turbine khí của Hải quân Liên xô. Vai trò của chúng là chống tàu ngầm tại các vùng nước nông.

Thông số kỹ thuật cơ bản: Lượng giãn nước tiêu chuẩn 950 tấn, đầy tải 1.150 tấn; dài 81,8 m; rộng 9,2 m; mớn nước 2,9 m; thủy thủ đoàn 90 người.

Tàu được trang bị hỗn hợp 2 động cơ turbine khí và 1 động cơ diesel có tổng công suất 36.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động 4.870 hải lý khi chạy với tốc độ 10 hải lý/h hoặc 450 hải lý khi chạy ở tốc độ lớn nhất.

Ka-28 - Sputnik Việt Nam
Cấu hình nâng cấp khiến Ka-28 Việt Nam thành 'sát thủ toàn năng'
Hệ thống điện tử của Petya gồm radar Don-2, Slim Net, Hawk Screech, sonar gắn liền Herkules và cả sonar loại nhúng.

Vũ khí của các tàu Petya Việt Nam gồm 2 pháo nòng đôi AK-726 cỡ 76 mm; 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-600; 10 ống phóng ngư lôi chống ngầm SET-40UE (trên Petya II) hoặc 5 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm — tàu mặt nước SET-53M (trên Petya III).

Ka-28 là phiên bản xuất khẩu của Ka-27 Helix, một loại máy bay trực thăng chống ngầm do Kamov sản xuất để trang bị cho Hải quân Liên Xô. Công việc thiết kế Ka-27 bắt đầu năm 1970 và hoàn thành vào năm 1973.

Giống như nhiều máy bay trực thăng Kamov khác, Ka-27 có cấu hình 2 rotor đồng trục triệt tiêu momen quay nên không cần cánh quạt đuôi, rất thuận tiện khi bố trí trên sàn đáp máy bay của chiến hạm.

Trực thăng Ka-28 có kíp lái 2 — 3 người; chiều dài 11,3 m; đường kính rotor 2 x 15,8 m; chiều cao 5,5 m; trọng lượng rỗng 6.500 kg, có tải 11.100 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 12.000 kg.

Máy bay trực thăng chiến đấu Ka-52 Alligator của Nga - Sputnik Việt Nam
Hải quân đánh bộ Việt Nam nên chọn loại trực thăng nào?
Máy bay được trang bị 2 động cơ Isotov TV3-117V công suất 1.660 kW (2.230 shp) mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 270 km/h, tầm bay chuyển sân 980 km, trần bay 5.000 m.

Sức tải của Ka-28 lên tới 4.000 kg vũ khí treo bên ngoài gồm bom chìm, ngư lôi và rocket chống ngầm. Khí tài đặc chủng của Ka-28 là sonar dạng nhúng VGS-3 cùng phao định vị thủy âm.

Dự kiến sắp tới Hải quân Việt Nam sẽ bắt đầu triển khai cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ hai có khả năng chống ngầm và tương lai có triển vọng được tiếp nhận loại máy bay P-3C Orion mang lại năng lực tác chiến vượt trội so với hiện tại.

Nguồn: Baodatviet.vn

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала