Cú "sa bút" của ông Đinh La Thăng ở dự án Nhiệt điện Thái Bình 2

© REUTERS / KhamÔng Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cú "sa bút" ở dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 khiến cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng vướng vòng lao lý.

Dự án tỷ đô và những lùm xùm…

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là một trong hai dự án nhà máy chính thuộc trung tâm Nhiệt điện Thái Bình (Thái Thụy, Thái Bình) do tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), sau này là tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Ai "hại đời" ông Đinh La Thăng tại Nhà máy Nhiệt điện nghìn tỉ?

Dự kiến, nhà máy có công suất 1.800 MW, sản lượng điện 7,8 tỷ Kwh/năm. Với quy mô hơn 31.000 tỷ đồng, đây là dự án trọng điểm không chỉ của ngành dầu khí mà còn là công trình trọng điểm quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh năng lượng quốc gia.

Được khởi công từ đầu năm 2011, Nhà máy dự kiến hoàn thành, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2014, tổ máy số 2 vào đầu năm 2015.

Tuy nhiên trên thực tế, đến nay nó vẫn còn ngổn ngang vì chậm tiến độ, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng và vướng nhiều lùm xùm, sai phạm liên quan đến đấu thầu, thu chi tài chính…

Mới đây nhất, báo chí đưa nhiều thông tin liên quan đến nghi vấn không công khai minh bạch trong lựa chọn nhà thầu cho gói thầu "Vật liệu bảo ôn, cách nhiệt".

Ông Lê Đình Mậu - Sputnik Việt Nam
Bút sa gà chết: Cú ‘ký nháy’ 800 tỷ định mệnh của Kế toán trưởng Tập đoàn dầu khí VN
Theo đó, tổng công ty Bảo dưỡng sửa chữa công trình dầu khí — PVMR (tên cũ là PVEIC), đại diện cho Liên danh PVEIC — TBDST — TEMEX có văn bản kiến nghị PVC và PVN về việc liên danh vô cớ bị PVC loại khỏi gói thầu này.

Theo phản ánh, tháng 3/2016, PVC tổ chức mời thầu gói thầu "Vật liệu bảo ôn, cách nhiệt" — Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và bán công khai hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu quan tâm. Ngày 19/10/2016, tổ công tác của PVC về gói thầu này có báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật với 3 nhà thầu vượt qua kỹ thuật gồm Liên danh PVEIC — TBDST — TEMEX; Liên danh ENESCO — NAM AN và Liên danh Lilama 69-2 — Lisemco — Lilama.

Phó Tổng giám đốc PVC Nguyễn Duyên Hải cũng đã ký tờ trình về việc phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật với 3 nhà thầu này và đề nghị HĐQT của PVC phê duyệt. Tuy nhiên, khi Tổ công tác trình lên, HĐQT PVC lại loại bỏ tư cách nhà thầu của Liên danh PVEIC — TBDST — TEMEX và chỉ đạo rà soát lại kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật.

Trước sự việc này, Phó Tổng giám đốc PVC Nguyễn Duyên Hải đã ký báo cáo giải trình của Ban Giám đốc gửi HĐQT và kiến nghị giữ nguyên kết quả do Tổ công tác trình, nhưng không được HĐQT chấp nhận.

Liên quan đến vụ việc nói trên, đầu tháng Tám vừa qua, Bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu tổng cục Năng lượng phối hợp với các đơn vị khẩn trương tiến hành rà soát các vấn đề liên quan đến việc tổ chức đấu thầu do PVC làm tổng thầu EPC đối với gói thầu vật liệu bảo ôn cách nhiệt tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 và báo cáo trước ngày 12/8/2017. Tuy nhiên đến nay câu chuyện này chưa có lời giải đáp.

Chia sẻ với PV, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn cho biết, sở dĩ vấn đề nói trên chưa được giải quyết vì một số cá nhân liên quan đều đã bị bắt tạm giam để điều tra.

Bị can Đinh La Thăng bị cáo buộc có hành vi cố ý làm trái tại 2 vụ án gây thất thoát lớn tài sản Nhà nước - Sputnik Việt Nam
Sự ân hận chưa muộn màng: Ông Đinh La Thăng xin được hưởng khoan hồng
Nói về tiến độ hiện tại của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Sơn cũng chia sẻ, để khắc phục và đẩy nhanh tiến độ, dự án đã nâng số nhân lực từ 300 lên 1.200 người ở thời điểm hiện tại, dự kiến quý 3/2018 sẽ tiến hành đốt lò tổ máy đầu tiên.

Hành trình vướng vòng lao lý

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 bị chậm tiến độ, thất thoát là do dưới thời ông, cựu Chủ tịch HĐTV tập đoàn Dầu khí Việt Nam — PVN (chủ đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2) và ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam — PVC (tổng thầu dự án), hai ông này đã chỉ đạo thuộc cấp thực hiện hàng loạt sai phạm.

Cụ thể, tuy là dự án trọng điểm, quan trọng nhưng ông Đinh La Thăng đã chỉ định thầu, giao cho PVC là một đơn vị thành viên, khi PVC chưa đủ nhiều điều kiện đảm nhận và thời điểm năm 2011 đang vô cùng bết bát.

Cáo trạng của viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ngày 25/12/2017 xác định, thời điểm từ năm 2008 đến 2012, PVC do Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT đã trực tiếp thi công 20 công trình thì 12 công trình trong số đó có dòng tiền mất cân đối do chi phí phát sinh ngoài hợp đồng.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
"Tình anh em" và "bản lĩnh" của ông Đinh La Thăng
Trước khi nhận thầu Nhiệt điện Thái Bình 2, năm 2010 PVC góp vốn đầu tư vào 46 công ty với tổng giá trị đầu tư tài chính là hơn 3.100 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ là 2.500 tỷ đồng. Chính vì đầu tư tài chính vượt gần 1.000 tỷ đồng so với vốn điều lệ đã làm PVC bị mất cân đối dòng tiền đầu tư và bắt đầu từ năm 2011 phải trích lập dự phòng tài chính cho các khoản đầu tư đó.

Từ việc lựa chọn nhà thầu đến ký hợp đồng EPC với nhà thầu, PVC vi phạm luật Đấu thầu, luật Xây dựng và một số quy định liên quan. Ông Đinh La Thăng tiếp tục chỉ đạo thuộc cấp căn cứ hợp đồng vi phạm đó để tiến hành tạm ứng sai nguyên tắc cho PVC số tiền hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.

Nhận được khoản tạm ứng nói trên, cựu Chủ tịch PVC — ông Trịnh Xuân Thanh đã trích hơn 1.100 tỷ đồng để chi dùng vào việc trả nợ và đầu tư khác, không liên quan đến dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Cụ thể, kết luận điều tra của bộ Công an và Cáo trạng của viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nêu rõ, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo thuộc cấp chi 763 tỷ đồng để trả nợ cho 4 ngân hàng thương mại, tạm ứng 10 tỷ đồng cho công ty CP Thiết bị Nội ngoại thất Dầu khí (PVC Metal), sử dụng 110 tỷ đồng để đầu tư, góp vốn vào công ty CP Xây lắp Nghệ An (PVNC), công ty CP phát triển đầu tư đô thị dầu khí (PVC — Mekong) và công ty Bất động sản xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC Land)…

Thiệt hại do 2 bị can Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh gây ra đối với khoản tiền tạm ứng vi phạm trên ước tính khoảng 119 tỷ đồng (là tiền lãi ngân hàng tối thiểu đối với khoản đầu tư sai mục đích).    

Sáng 27/12, TAND TP.Hà Nội đã ra quyết định về việc đưa ra xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm trong vụ án xảy ra tại tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Dự kiến phiên xét xử diễn ra từ ngày 8/1 đến 21/1/2018.

Có tất cả 22 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án. Trong đó, 12 bị cáo bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,  8 bị cáo bị truy tố về tội Tham ô tài sản.

Ông Đinh La Thăng — nguyên Chủ tịch HĐTV tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị truy tố về tội Cố ý làm trái.

Riêng hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh — nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVC và Vũ Đức Thuận — nguyên Tổng giám đốc PVC bị truy tố về cả 2 tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.

Các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong những đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước, nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn của quốc gia, trong đó có dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Nguồn: ĐS&PL

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала