Kinh tế Việt Nam 2017: Ngược dòng lập kỷ lục

© Sputnik / Alexander Vilf / Chuyển đến kho ảnhThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mức tăng trưởng trên 7% quý III và quý IV là cú hích, biến tham vọng tăng trưởng 6,7% tưởng chừng 'bất khả thi' của Chính phủ thành dấu ấn mới của kinh tế Việt Nam.

Năm 2017 khép lại với thắng lợi của nền kinh tế Việt Nam trên phương diện tăng trưởng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 6,81%, cao hơn mục tiêu 6,7%. 6,81% của GDP cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây.

Kỷ lục tăng trưởng được cho là nhờ vào sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế nửa cuối năm. Mức tăng trưởng trên 7% quý III và quý IV là cú hích, biến tham vọng tăng trưởng 6,7% tưởng chừng "bất khả thi" thành "dấu ấn" mới của kinh tế Việt Nam, vượt mọi dự đoán của các tổ chức quốc tế, chuyên gia kinh tế và Chính phủ Việt Nam.

Mới tháng 9 vừa qua, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam từ 6,5% trước đó xuống còn 6,3%. Đến nửa cuối tháng 12, Ngân hàng thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ dừng lại chỉ ở mức 6,7% — bằng mục tiêu Chính phủ đề ra.

Nếu nhìn lại chặng đường của kinh tế Việt Nam trong năm vừa rồi, khi quý I, tốc độ tăng GDP đạt 5,15%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2015 và 2016, và quý II là 6,28%, thì những nghi ngại về việc đạt được mục tiêu tăng trưởng trên là hoàn toàn có cơ sở.

Vậy do đâu nền kinh tế, đặc biệt là ở nửa cuối năm lại có sự bứt phá ngoạn mục như vậy?

Nền kinh tế Việt Nam có tính chu kỳ

Lý giải về sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong hai quý cuối năm, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn thuộc chương trình giảng dạy Fulbirght, chia sẻ với Zing.vn: "Đây là chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam".

"Không chỉ riêng năm nay, mọi năm nền kinh tế Việt Nam đều tăng trưởng tốt vào nửa cuối năm, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng chung của cả năm", — ông cho biết thêm. — "Điều làm chúng ta ngỡ ngàng ở đây là biên độ dao động giữa tăng trưởng quý II và quý III năm nay tương đối lớn", ông Tuấn nói.

© Ảnh : ZingKinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam

Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng cần cân nhắc đến độ trễ của nền kinh tế. Phần lớn những quyết sách của Chính phủ cũng như những đề án nhằm xúc tiến thương mại, đẩy mạnh đầu tư, kích thích phát triển được ban hành vào đầu năm. Và, nền kinh tế cần thời gian để thích ứng với những thay đổi đó.

"Với nền kinh tế Việt Nam, độ trễ là khoảng 6 tháng, trùng khớp với thời gian tăng trưởng mạnh vào khoảng cuối năm", ông Tuấn nói.

Công nghiệp chế biến, chế tạo: "Vũ khí" của nền kinh tế

Trong năm nay, sự tăng trưởng của nền kinh tế có đóng góp không nhỏ của khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái

"Đây là là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây, nhờ phần lớn sự đóng góp của Samsung và Formosa đặc biệt ở quý III", — ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, phát biểu tại buổi họp báo về tình hình kinh tế — xã hội năm 2017.

Đây cũng là góc nhìn được TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn chia sẻ khi giải thích về cú lội ngược dòng ngoạn mục của nền kinh tế.

© Ảnh : ZingKinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam

"Hai doanh nghiệp đóng góp 4,02 điểm phần trăm vào mức tăng 9,4% của ngành công nghiệp trong năm 2017", — ông Thúy nói thêm.

Riêng Samsung, cuối tháng 9, hãng này trình làng sản phẩm mới, đẩy nhu cầu về sản phẩm, linh kiện điện tử tăng lên, kích thích ngành công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu phát triển.

Xuất khẩu linh kiện điện tử trong quý III tăng 34% so với quý III/2016, nhờ vậy, mà xuất nhập khẩu trong những tháng cuối năm khởi sắc.

© Ảnh : ZingKinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam

Niềm tin của doanh nghiệp

Năm 2017 cũng đánh dấu kỷ lục về số lượng doanh nghiệp thành lập mới. Cả nước có 126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 1.295,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016.

© Ảnh : ZingKinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam

Đồng thời, trong năm nay, môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể. Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 5 bậc, lên thứ 55/137. Ngân hàng Thế giới xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, lên thứ 68/190 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Cùng với đó, những hiệp định thương mại tự do có hiệu lực thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thị trường khác trên thế giới.

Đáng chú ý là tháng 11/ 2017, tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á — Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Đà Nẵng, được sự thông qua của lãnh đạo 11 nước, Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP đã được đổi tên thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, với những điều khoản, quy định mới, mở ra một hướng đi mới cho thương mại Việt Nam.

Theo điều tra của Tổng cục Thống kê về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2017, gần một nửa số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý IV năm nay tốt hơn quý III, và kỳ vọng trong I/2018 tình hình sẽ tốt lên.

Điều gì chờ đợi nền kinh tế Việt Nam năm 2018?

Trải qua một năm đầy những kỷ lục, chào đón kinh tế Việt Nam trong năm mới là hàng loạt những cơ hội và cả thách thức.

Các chuyên gia kinh tế nhận định năm 2018, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng.

"Tuy nhiên áp lực tăng trưởng trong năm tới sẽ là tương đối lớn, đặc biệt là với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các quý cuối năm bởi mức tăng năm nay là tương đối lớn", — ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê cho biết.

Con voi tại cuộc diễu hành ở trung tâm Ban Mê Thuột - Sputnik Việt Nam
Forbes dự đoán gì về kinh tế Việt Nam 2018?

Nền kinh tế hiện tại vẫn còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI. Lấy Samsung như một ví dụ, năm nay Samsung đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, nhưng nhìn lại sự cố với điện thoại Galaxy Note 7 năm 2016 khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 1 tỷ USD, tương đương với 0,5% GDP năm 2016, thì hiển nhiên phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI không phải là hướng phát triển bền vững.

Và luôn luôn còn đó những mối lo về tỷ lệ nợ công, bội chi ngân sách Nhà nước, năng suất lao động thấp,… đe dọa đến sự phát triển của nền kinh tế.

Trong năm 2018, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,7%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%. Nợ đọng thuế phấn đấu giảm xuống dưới 5%, tăng thu ngân sách 4%, kiểm soát bội chi ngân sách ở mức 3,7%.

2017 là năm của những kỷ lục

TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tăng GDP nhưng năng suất lao động thấp hơn Lào

Vốn đầu tư nước ngoài đạt được gần 36 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 17 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng là kỷ lục, với 126.859 doanh nghiệp.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chạm ngưỡng 400 tỷ USD. Nền kinh tế ước xuất siêu 2,7 tỷ USD.

Lạm phát cả năm chỉ là 3,53%, thấp hơn mục tiêu đề ra.

Nguồn: Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала