Đại án Trầm Bê: Khó dẫn giải ông Trần Bắc Hà?

© Ảnh : Lao ĐộngÔng Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV
Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong trường hợp người làm chứng vắng mặt mà có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì không được áp dụng biện pháp dẫn giải.

Tòa không chấp nhận đơn vắng mặt, tiếp tục triệu tập

Liên quan đến thất thoát của VNCB, ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch HĐQT BIDV) bị tòa triệu tập nhưng ông này liên tục vắng mặt. Ông Hà được triệu tập với 2 tư cách "người có quyền nghĩa vụ liên quan", "người làm chứng".

Ông Trầm Bê tại tòa - Sputnik Việt Nam
Ông Trầm Bê không phục

Trước việc vắng mặt của cựu Chủ tịch HĐQT BIDV và hai cựu lãnh đạo ngân hàng này, VKS đã đề nghị HĐXX "triệu tập bằng được" nhằm phục vụ quá trình thẩm vấn, làm rõ một số vấn đề.

Để tìm hiểu thêm dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Vũ Quang Bá — Công ty Luật TNHH Khải Hưng, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết thêm về vụ việc này.

Theo Luật sư Bá, có hai biện pháp cưỡng chế là áp giải và dẫn giải. Biện pháp áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

Trong khi đó, biện pháp dẫn giải có thể áp dụng đối với người làm chứng, người bị hại, người bị tố giác hoặc người bị kiến nghị khởi tố nếu không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.

''Đối với người làm chứng cũng như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Resort Hoàng Gia Quy Nhơn - Sputnik Việt Nam
Động thái bất thường của vợ chồng đại gia Trần Bắc Hà
Tuy nhiên, chỉ có người làm chứng mới có thể bị dẫn giải nếu cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử.

Việc dẫn giải sẽ được thực hiện theo quy định. Ngoài ra, trường hợp người làm chứng từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị xem xét về tội từ chối khai báo'', Luật sư Bá nhấn mạnh.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nếu không đến tòa thì tòa không được dẫn giải. Tuy nhiên nếu người làm chứng không đến thì tòa có thể ra quyết định dẫn giải. Vì vậy nếu ông Trần Bắc Hà không đến tòa thì có thể bị tòa áp dụng biện pháp dẫn giải khi thấy cần thiết.

Ông Trần Bắc Hà đã có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm với lý do đang điều trị bệnh ung thư gan, tuy nhiên HĐXX xét thấy sự có mặt của ông Hà rất quan trọng nên tiếp tục triệu tập ông tới tham dự phiên tòa.

Cần giám định sức khỏe khách quan

Ông Trần Bắc Hà. - Sputnik Việt Nam
Ông Trần Bắc Hà "bị ốm"?
Về vấn đề này, Luật sư Vũ Quang Bá cho biết, trong trường hợp người làm chứng vắng mặt mà có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng biện pháp dẫn giải.

"Đối với việc ông Trần Bắc Hà vắng mặt với lý do đang bị bệnh ung thư gan, để có căn cứ cho việc vắng mặt tại tòa, tránh việc bị áp dụng biện pháp dẫn giải, ông Hà cần có kết luận hoặc chỉ định bác sĩ liên quan đến việc không đủ điều kiện sức khỏe tham gia phiên tòa.

Nếu xét thấy việc vắng mặt của ông Hà sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án thì tùy từng trường hợp tòa án có quyền tạm ngừng phiên tòa hoặc tòa án có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định.

Tuy nhiên, ông Trần Bắc Hà có thể cung cấp lời khai bằng văn bản dựa trên nội dung Tòa án cần làm rõ sau đó giao nộp cho tòa án, Tòa án sẽ thực hiện việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định'', Luật sư Bá cho biết thêm.

Cơ quan điều tra xác định cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà có liên quan vụ án Phạm Công Danh khi ký chủ trương cho 12 công ty do ông Phạm Công Danh lập nên vay vốn với số tiền 4.700 tỷ đồng và giao cho 4 chi nhánh thực hiện việc cho vay.

Thời điểm đó, ông Trần Bắc Hà đang giữ chức vụ trưởng Phân Ban rủi ro tín dụng đầu tư thuộc Ủy Ban quản lý rủi ro của BIDV. Với cương vị của mình, ông đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty vay vốn

Sau đó, BIDV chấp thuận cho vay với tổng số tiền 4.700 tỉ đồng.

Kết quả giám định của Ngân hàng Nhà nước cho thấy BIDV cho 12 công ty vay tiền khi chưa có đủ cơ sở để xác định các công ty có khả năng trả nợ trong hạn cam kết, chưa thực hiện đầy đủ điều kiện cho vay đối với khách hàng, không kiểm tra việc sử dụng vốn sau cho vay…

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала