Mỹ tính toán gì khi muốn mua 49% CP lọc dầu Bình Sơn của Việt Nam?

© Ảnh : Báo Đầu tưNhiều tập đoàn lớn muốn làm đối tác chiến lược của BSR
Nhiều tập đoàn lớn muốn làm đối tác chiến lược của BSR - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo ông Trần Viết Ngãi, nhà đầu tư Mỹ nhắm tới triển vọng phát triển lâu dài của Lọc hóa dầu Bình Sơn, đó là hóa dầu.

Trong buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tại Hà Nội vừa qua, nhiều tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới muốn sở hữu khối lượng lớn cổ phiếu của BSR. Trong số đó có Tập đoàn năng lượng SNT (Mỹ), thông qua người đại diện ở Việt Nam đã đặt vấn đề mua đến 49% cổ phần bán ra của BSR.

Ông Phạm Thanh Quang, Kế toán trưởng  Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn có mặt tại tòa sáng 11/9. - Sputnik Việt Nam
Đại diện Lọc hóa dầu Bình Sơn bác nhận lãi ngoài từ OceanBank

Theo đại diện tại Việt Nam của Tập đoàn SNT, nếu trở thành đối tác chiến lược của BSR mục tiêu của SNT là: Nâng cấp mở rộng nhà máy, mở rộng khu bồn chứa dầu thô, bồn chứa các sản phẩm lọc hóa dầu, xây dựng kho ngoại quan và bồn chứa để tham gia phương án cho thuê kho chứa dầu phục vụ các đối tác tạm nhập tái xuất; bao tiêu các sản phẩm do BSR sản xuất.

Bình luận về sự quan tâm của tập đoàn năng lượng Mỹ đối với BSR, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho biết, mục tiêu mà SNT nhắm tới khi muốn trở thành đối tác chiến lược của BSR chính là lợi nhuận, không phải từ lọc dầu mà là hóa dầu. Triển vọng lâu dài phát triển của BSR nằm ở hóa dầu, chuỗi giá trị rất lớn để sau này doanh nghiệp phát triển.

"Về hóa dầu, hiện nay Việt Nam chưa có công nghệ và chưa làm được gì. Hóa dầu mang lại giá trị gia tăng rất lớn với chuỗi sản phẩm như hạt polymer, các loại sợi, nhựa đường…, trên thế giới giá của chúng rất đắt đỏ. Cái hiện nay BSR đang thu về là từ lọc dầu (xăng, dầu) cho giá trị không lớn.

Врач в больнице напротив монитора с рентгеновским снимком - Sputnik Việt Nam
Ở nhà máy lọc dầu Việt Nam có bệnh xá của “Trung tâm y tế Tomsk”
Bởi thế, Tập đoàn SNT muốn mua 49% cổ phần BSR vì muốn trở thành đối tác chiến lược, nhắm vào phần hóa dầu sau này BSR sẽ phát triển.

Mặt khác, họ nhìn vào quy mô của nhà máy BSR, mặt nhà xưởng rất lớn, cảng biển, điều kiện giao thông… có thể phát triển lên tới 40-50 triệu tấn dầu/năm. Đây là cơ hội phát triển rất lớn về sau, đó là những tính toán chiến lược của nhà đầu tư ngoại", ông Trần Viết Ngãi chỉ rõ.

Cũng theo Chủ tịch Hội Năng lượng Việt Nam, chỉ những nhà đầu tư tầm cỡ như SNT mới mua được cổ phần BSR, bởi họ sẽ phải đầu tư hàng chục tỷ USD vào đó.

Đặc biệt, ông lưu ý, trong trường hợp tập đoàn năng lượng Mỹ mua được 49% cổ phần của BSR, với kinh nghiệm và công nghệ của mình, họ có thể hỗ trợ phía Việt Nam nhiều thứ, trong đó có việc khai thác các mỏ khí lớn.

Vị chuyên gia ngành năng lượng nhận xét:

"SNT đã làm dầu khí nhiều năm nên hoàn toàn hỗ trợ được. Họ có kinh nghiệm về thăm dò, khai thác với công nghệ có thể vươn tới độ sâu trên nghìn mét. Vùng biển Việt Nam có nhiều nơi có khả năng có trữ lượng dầu lớn. Không những vậy, họ còn khai thác dầu chua ở nhiều điểm trên thế giới, hiện nay Việt Nam đã liên kết nhiều nơi nhưng chưa khai thác được.

nhà máy lọc dầu - Sputnik Việt Nam
Số phận nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ ra sao?
Nhà đầu tư ngoại nhìn vào nhiều tiềm năng của Việt Nam và đầu tư. Môi trường đầu tư của Việt Nam tốt, an ninh chính trị, an ninh quốc phòng ổn định nên đầu tư vào Việt Nam sẽ an toàn, cơ chế chính sách tốt…".

Ông Trần Viết Ngãi nhìn thấy nhiều triển vọng lạc quan từ cơ hội hợp tác giữa nhà đầu tư Mỹ với BSR. Theo đó, khi Tập đoàn SNT đầu tư vào, phía Việt Nam cũng sẽ phát triển cùng với họ, hai bên cùng có lợi. Đặc biệt, phần giá trị gia tăng mà phía Việt Nam nhận được sẽ lớn hơn bây giờ rất nhiều khi phát triển được công nghệ hóa dầu.

"Khi các nhà đầu tư nước ngoài vào khai thác nhiều thì tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam giảm đi, lượng xăng dầu khai thác đủ đáp ứng nhu cầu nội địa, giá xăng dầu cũng rẻ hơn, có lợi cho người dân.

Khi đã thị trường hóa toàn cầu thì giá cả không thành vấn đề nữa. Lượng xăng dầu trong nước đủ đáp ứng nhu cầu nội địa thì sẽ đỡ công vận chuyển, trong khi đó, trong hạch toán giá thành sản phẩm, vận chuyển là khâu rất quan trọng. Ngoài ra, các yếu tố như lao động, logistics, công nghệ… cộng vào giá thành cũng giảm đi nhiều.

Đáng lưu ý, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa sản xuất được nhựa đường, phải nhập của Trung Quốc, mà nhập loại 3, loại 4, vài ba năm sau là hỏng. Giá nhựa đường cực kỳ đắt đỏ. Một khi nhà đầu tư ngoại tham gia, hỗ trợ phát triển phần hóa dầu, những vấn đề đó sẽ được giải quyết", ông Ngãi hào hứng nói.

Nếu trước đây Việt Nam còn e ngại nhà đầu tư ngoại đầu tư vào lọc dầu thì bây giờ, theo ông Ngãi, đã không còn chuyện đó nữa. Bây giờ chỉ thuần túy là vấn đề kinh doanh, đôi bên cùng có lợi, chia sẻ quyền lợi với nhau trên cơ sở đầu tư công nghệ, đầu tư khoa học, trí tuệ nhân tạo…

"Nhà đầu tư nào có năng lực tốt thì chúng ta chọn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không đặt tất cả niềm tin vào nhà đầu tư nước ngoài, nội lực của ta là chính. Chúng ta học kinh nghiệm của họ, trí tuệ, sự khôn ngoan, bản năng chiến đấu của họ, lấy đó làm nền tảng cho mình học tập và vươn lên", Chủ tịch Hội Năng lượng Việt Nam kết luận.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала