Thủ tướng Xuân Phúc: "Tôi chưa công nhận năng suất lao động Việt Nam thua Lào"

© AP Photo / Tran Van MinhNguyễn Xuân Phúc
Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng đặt hoài nghi về số liệu đưa ra gần đây cho rằng năng suất lao động của Việt Nam còn thấp hơn so các nước trong khu vực, thậm chí thấp hơn năng suất lao động Lào.

Tham dự và chỉ đạo nhiệm vụ năm 2018 tại Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội (LĐ TBXH) ngày 17/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh ba chỉ tiêu mà Bộ LĐ TBXH năm qua đạt được, bao gồm giảm tỷ lệ thất nghiệp, lao động qua đào tạo và giảm tỷ lệ nghèo.

TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tăng GDP nhưng năng suất lao động thấp hơn Lào

Thủ tướng đánh giá cao tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống mức 1,31%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.  Đến hết tháng 12/2017, cả nước có 56 huyện nghèo thuộc diện đặc biệt, giảm 8 huyện so với năm trước.

"Chúng ta phấn đấu vì mục đích toàn dân chứ không phải vì mục đích giới chủ, phải thu hẹp khoảng cách giàu nghèo lại", Thủ tướng chỉ đạo.

Câu chuyện năng suất lao động thấp so với các nước trong khu vực, thu nhập bình quân của người lao động còn thấp, việc làm chưa ổn định và tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao…là vấn đề Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐ TBXH đặc biệt quan tâm.

Thủ tướng cũng đặt hoài nghi về số liệu đưa ra gần đây cho rằng năng suất lao động của Việt Nam còn thấp hơn so với các nước trong khu vực, thấp hơn cả Thái Lan và thậm chí Lào.

© Ảnh : H. Nguyễn.Đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ Thủ tướng yêu cầu ngành LĐ TBXH thực hiện với nhiều giải pháp ngay trong năm 2018.
Đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ Thủ tướng yêu cầu ngành LĐ TBXH thực hiện với nhiều giải pháp ngay trong năm 2018.  - Sputnik Việt Nam
Đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ Thủ tướng yêu cầu ngành LĐ TBXH thực hiện với nhiều giải pháp ngay trong năm 2018.

"Có số liệu đưa ra cho rằng năng suất lao động của Việt Nam còn thấp hơn so với Thái Lan, Lào. Tôi chưa công nhận số liệu này đâu, nhưng phải nhìn nhận, chúng ta có một cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, nông nghiệp chỉ trên 15%, nhưng 70% dân số Việt Nam đang sống ở vùng nông thôn. Lao động nông thôn cũng chiếm đến 42%, mà GDP khu vực này tạo ra thấp thì làm sao năng suất không thấp. Chưa kể đến kỹ năng công nghệ thiết bị của người lao động còn hạn chế", Thủ tướng cho biết.

Theo đó, Bộ LĐTBXH phải đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng cho nguồn nhân lực, đó là chìa khóa để thoát bẫy thu nhập trung bình, tăng năng suất. Bộ cần tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia xây dựng trường nghề, cung cấp dịch vụ hướng nghiệp, chuyển mạnh từ cấp kinh phí sang đặt hàng đào tạo nghề.

Việc tăng lương tối thiểu cho người lao động cũng phải đặc biệt quan tâm, mức lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu trong những năm tới.

Cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động sâu sắc đến việc làm, người lao động, nhất là đối với ngành nghề sử dụng nhiều lao động, Thủ tướng nêu rõ, Bộ LĐ TBXH phải chủ động, đồng bộ trong phát triển khoa học công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Về mức lương và phương án điều chỉnh lương hưu, Thứ trưởng Bộ LĐ TBXH Doãn Mậu Diệp cho biết thời gian vừa qua, khá nhiều phương tiện truyền thông đã phản ánh nhiều trường hợp người lao động về hưu nhận lương quá thấp. Việc cải cách chế độ bảo hiểm xã hội sẽ điều chỉnh chế độ lương hưu, đảm bảo chia sẻ được khó khăn.

"Trong phương án điều chỉnh lương hưu năm nay sẽ tăng bằng lương cơ sở. Bởi có những trường hợp lương hưu thấp, về hưu trước năm 1995 có thể điều chỉnh ở mức tăng tuyệt đối nhiều hơn", Thứ trưởng cho hay.

Cũng theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, những người có mức lương cao thì việc điều chỉnh tăng tuyệt đối ít hơn. Bởi thực tế đang có rất nhiều bất cập, như người lương hưu 1,3 triệu đồng thì mức tăng 91.000 đồng, người 100 triệu đồng thì tăng 7 triệu đồng. Đó là những bất hợp lý.

© Ảnh : ZingThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành LĐ TBXH cần đặc biệt quan tâm đến việc tăng lương, đảm bảo mức sống cho người lao động.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành LĐ TBXH cần đặc biệt quan tâm đến việc tăng lương, đảm bảo mức sống cho người lao động. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành LĐ TBXH cần đặc biệt quan tâm đến việc tăng lương, đảm bảo mức sống cho người lao động.

Trong chính sách bảo hiểm xã hội cũng cần sửa đổi, tăng tính chia sẻ, giảm khoảng cách. Những ngành nghề nguy hiểm, độc hại sẽ không tăng tuổi nghỉ hưu; chỉ những nghề đòi hỏi chất lượng lao động cao, thực sự là chuyên gia giỏi như kiểm sát, tòa án mới nâng tuổi hưu.

Trong năm 2017, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương quý III là 5,36 triệu đồng/tháng, tăng 434.000 đồng (8,8%) so với cùng kỳ năm 2016.

Cả nước đã có trên 13,8 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 13,52 triệu người. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng đạt hơn 11,4 triệu.

Theo: Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала