Luật sư đang thảo đơn xin cho Đinh La Thăng về chịu tang bố

© AFP 2023 / Vietnam News AgencyBị cáo Đinh La Thăng tại tòa
Bị cáo Đinh La Thăng tại tòa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiều qua 26/1, cụ Đinh Văn Nhu - bố của ông Đinh La Thăng đã qua đời tại Hà Nội. Luật sư đang làm đơn xin cho ông Đinh La Thăng được phép về lo chuyện gia đình.

Tối 26/1, chia sẻ với Báo Đất Việt, một trong ba luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng cho hay, ông đang thảo đơn xin cho ông Đinh La Thăng được phép về lo chuyện gia đình.

Đinh Mạnh Thắng  – em trai ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Em trai ông Đinh La Thăng bị đề nghị mức án 11 - 12 năm tù

Chiều 26/1, cụ Đinh Văn Nhu — bố của ông Đinh La Thăng đã qua đời tại Hà Nội. Cụ Nhu đã lâm bệnh từ trước và điều trị ở bệnh viện trong một thời gian.

Luật sư cho biết, ông cũng chưa rõ đơn xin cho ông Đinh La Thăng, ông Đinh Mạnh Thắng về nhà có được chấp thuận hay không. Cũng vẫn chưa rõ ông Đinh La Thăng và em trai Đinh Mạnh Thắng đã biết tin buồn này hay chưa.

Trả lời báo Pháp Luật TP.HCM, Luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cao) cho hay, BLTTHS hiện hành không có quy định về việc cho phép bị can, bị cáo đang bị tạm giam được về nhà một thời gian nhất định để giải quyết chuyện gia đình, trong đó có việc đám tang của người thân. Trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam được cho về chịu tang người thân cũng chưa từng xảy ra trong thực tiễn. Chỉ trừ trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam được cơ quan có thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn. Cụ thể là ông Đinh La Thăng hoặc ông Đinh Mạnh Thắng được cơ quan có thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại, cấm đi khỏi cư trú và chịu sự quản lý của cơ quan chức năng.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Thấy gì sau bản án với Đinh La Thăng và các bị cáo khác?

Theo luật sư Phạm Công Hùng, thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn hiện nay đối với trường hợp anh em ông Thăng thuộc tòa án và phải thỏa mãn điều kiện rất khắt khe luật định. Ông Đinh Mạnh Thắng đang bị TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm về tội tham ô tài sản nên thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn cho bị cáo này là do HĐXX ở phiên tòa này quyết định. Còn trường hợp ông Đinh La Thăng vừa bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 13 năm tù về tội cố ý làm trái…, do bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực, cấp phúc thẩm chưa thụ lý nên chưa biết thẩm quyền thuộc về tòa nào giải quyết (tòa sơ thẩm hay phúc thẩm).

Tuy nhiên theo luật sư Phạm Công Hùng, các phân tích trên chỉ dựa vào các quy định tố tụng hình sự hiện hành. Còn thực tế như thế nào còn phụ thuộc vào việc anh em ông Thăng có đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho về chịu tang cha hay không và các cơ quan có thẩm quyền có chấp thuận hay không…

Nguồn: Báo Đất Việt

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала