“Siêu Thiên nga” và triển vọng của Hàng không Nga Tầm xa

© Sputnik / Vladimir Sergeev / Chuyển đến kho ảnhmáy bay mang tên lửa chiến lược siêu thanh Tu-160
máy bay mang tên lửa chiến lược siêu thanh Tu-160 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây, Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh tối cao lực lượng vũ trang LB Nga Vladimir Putin, Phó Thủ tướng giám sát ngành công nghiệp quốc phòng Dmitry Rogozin, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Bộ trưởng Công-Thương Denis Manturov, cũng như Thứ trưởng Quốc phòng Yury Borisov đã thăm xí nghiệp chế tạo máy bay mang tên Gorbunov ở Kazan.

Tại doanh nghiệp này đang tiến hành hiện đại hóa tận gốc cho máy bay mang tên lửa chiến lược siêu thanh Tu-160 "Thiên nga trắng" — cơ sở và sức mạnh tấn công chủ chốt của Hàng không tầm xa thuộc lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga. Các vị khách theo dõi chuyến bay trình diễn của một trong những chiếc được nâng tầm hiện đại hóa đến mức máy bay mang tên lửa Tu-160M ​​là "Piotr Deinekin" (giống như những con tàu chiến, toàn bộ máy bay mang tên lửa chiến lược của Hàng không tầm xa Tu-95 và Tu-160 đều mang tên riêng để vinh danh những phi công và nhà thiết kế máy bay xuất sắc của Nga và Liên Xô).  Chiếc phi cơ đẹp đẽ màu trắng đã bay là là qua phi trường dành riêng của nhà máy ở độ cao siêu nhỏ 300 mét và thực hiện hàng loạt thao tác khác nhau.

Tu-160. Tu-22M3 - Sputnik Việt Nam
“Thiên nga” của hòa bình: Phi cơ quân sự trở thành máy bay dân dụng như thế nào

Khi giao lưu với CBCNV xí nghiệp máy bay Kazan, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng hiện đại hóa đội phi cơ Tu-160 là một bước tiến đầy ý nghĩa trong sự phát triển lĩnh vực công nghệ cao và sự nghiệp củng cố khả năng quốc phòng của Nga. Trong đó có "tam hùng hạt nhân".

Không ngẫu nhiên mà mẫu máy bay cải tiến mang tên lửa đã nhận được tên gọi phi chính thức là "Siêu Thiên nga". Và cũng không "đơn giản chỉ là thế". Xin nhắc, "Thiên nga" — loài chim có vẻ ngoài thanh nhã và xinh đẹp trên thực tế là kẻ săn mồi hùng mạnh, không chấp nhận cho bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào được phép ở ngang hàng.

Vậy bản chất hiện đại hoá Tu-160 đến trình độ "M" và "M2" nghĩa là gì? Cỗ xe biết bay sau khi hiện đại hóa có thể đảm nhận những nhiệm vụ nào?

Sputnik đã đề nghị chuyên gia về hàng không quân sự, Đại tá TS Makar Aksenenko cho nhận xét bình luận.

"Hiện đại hoá máy bay mang tên lửa Tu-160 tới mức độ M/M2 cho phép gia tăng cơ sở tổng thành mới lên thêm 2-2,5 lần về khả năng chiến đấu của tổ hợp hàng không. Hệ thống điện tử mới sẽ giảm nhẹ cho việc điều khiển máy bay, nâng cao độ chính xác của bộ dẫn đường-định vị và hệ quả thi hành chiến đấu chính xác (điều đặc biệt quan trọng đối với các tên lửa triển vọng có độ chính xác cao). Bởi trước hết, máy bay mang tên lửa là nền tảng đường không để triển khai các vũ khí chính xác.

© Ảnh : RostecTu-160
Tu-160 - Sputnik Việt Nam
Tu-160

Nhưng điểm chính yếu nhất, là Tu-160M2 sẽ nhận được động cơ đổi mới NK-32 (seri 02), là sản phẩm của Công ty "Kuznetsov" — nhà sản xuất lớn nhất của Nga về động cơ máy bay và vũ trụ (thành phố Samara). Động cơ đổi mới tiết kiệm hơn mà lại cho phép bay nhanh hơn. NK-32  không chỉ là động cơ máy bay mạnh nhất trên thế giới, mà còn tạo điều kiện bay được trong khí quyển cũng như trong tầng bình lưu. Độ cao bay tối đa của Tu-160 với NK-32 là 18 km. Khả năng này của máy bay mang tên lửa có thể phát huy để phá vỡ mạng lưới phòng thủ chống tên lửa của đối phương (Mặc dù nếu nói nghiêm túc, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu thì máy bay chiến lược của Nga không nhất thiết phải bay vào khu vực sát thương của hệ thống phóng không). Còn tốc độ sẽ cho phép máy bay kịp thời thoát khỏi sự truy đuổi của chiến đấu cơ đối phương khi nhanh chóng rời xa vùng không gian ranh giới.

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhTu-160
Tu-160 - Sputnik Việt Nam
Tu-160

Vào giữa thế kỷ 20, khi kỹ thuật tên lửa mới chỉ thực hiện bước đi đầu tiên, vai trò của hàng không tầm xa (chiến lược) làm lực lượng tấn công, như máy bay mang vũ khí thông thường cũng như hạt nhân và nhiệt hạch thế hệ thứ nhất (bom và hỏa tiễn) là không thể phủ nhận. Nhưng bây giờ thì sao? Phải chăng đã qua rồi thời của máy bay ném bom-mang tên lửa chiến lược, còn nhiệm vụ răn đe hạt nhân (và phi hạt nhân) có  thể giao vào phần đảm trách của các tên lửa bố trí trên đất liền, trên tàu nổi với tên lửa hành trình có độ chính xác cao hoặc tàu ngầm hạt nhân với tên lửa đạn đạo? Đại tá TS Makar Aksenenko  tin chắc rằng còn quá sớm để đem cất hàng không chiến lược vào "kho lưu trữ".

"Chúng ta hãy xem xét không gian của nước Nga và những "đối thủ tiềm năng" cố gắng vây quanh biên giới quốc gia của chúng ta bằng những căn cứ quân sự, trong đó có thể bố trí  không chỉ các vũ khí với độ chính xác cao, mà cả vũ khí hạt nhân. Phản ứng đáp trả bất đối xứng của Nga bao hàm chính ở việc không triển khai các căn cứ để đối lại mỗi căn cứ của đối thủ mà là nhờ các tổ hợp cơ động đủ sức ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài. Tức là mở rộng khả năng đáp trả trong "thời kỳ đặc biệt" bằng những vũ khí có độ chính xác cao. Cho dù đó là hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật "Iskander", hoặc máy bay nâng cấp "Siêu Thiên nga" Tu-160M ​​/ M2 với tên lửa chính xác cao gồm cả tên lửa chứa đầu đạn hạt nhân.

Tu-160 và Typhoon - Sputnik Việt Nam
Nhà chính trị học nói về chuyến bay Tu-160: ở phương Tây họ tạo ra sự ồn ào chống Nga

Trong hai năm lại đây, bên cạnh việc áp dụng hiệu quả những tổ hợp hàng không của mình trong thực tế chiến đấu, Hàng không Tầm xa thuộc Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga đã thường xuyên tiến hành tuần tra trực chiến ở vùng biên giới đất nước và tuần tra tầm xa gần biên giới của những quốc gia khác nhau. Nga luôn duy trì sự kiểm soát với những hướng tiềm ẩn tấn công trên lãnh thổ của mình. Hơn thế nữa, chuyến thăm của các máy bay mang tên lửa chiến lược của Nga tới những đất nước thân thiện như Cuba, Venezuela, Việt Nam — chứng tỏ Hàng không chiến lược Nga đủ sức đối chọi với mối đe doạ tấn công tên lửa và chống lại kẻ xâm lược tiềm năng bằng cách sẵn sàng lập tức giáng đòn gây thiệt hại không thể cứu vãn cho đối phương. Trong khi đó,  các máy bay chiến lược của Nga không nhất thiết phải bay vào khu vực sát thương của hệ thống phòng không của kẻ thù.

"Vì vậy, vai trò của Hàng không cơ động cao trong "tam hùng hạt nhân" của chúng ta trong thời kỳ phức tạp hiện nay vẫn gia tăng. Còn cơ số máy bay mà nước Nga mới thừa kế từ Liên Xô đòi hỏi phải được hiện đại hóa, đổi mới và nâng tầm. Đặt cược vào Tu-160M ​​/ M2 trong trường hợp này là bước đi thực dụng nhất. Ngoài ra trong kế hoạch còn có việc tạo lập đội ngũ "Hàng không tầm xa triển vọng" thuần Nga. Điều đó một lần nữa nói lên rằng phương hướng này của tư tưởng quân sự và kỹ thuật được coi là đầy hứa hẹn", — chuyên gia quân sự Đại tá TS Makar Aksenenko kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала