Cơn chấn động: Chứng khoán Việt Nam sụt mạnh, Chủ tịch SSI nói gì?

© Ảnh : VNEconomyÔng Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trải qua phiên giao dịch sụt giảm tới hơn 50 điểm hôm 5/2, nhà đầu tư Việt Nam bước vào phiên giao dịch mới với thông tin tiêu cực từ thị trường Mỹ: Dow Jones có phiên giảm mạnh nhất kể từ 2011, trong phiên có lúc chỉ số này giảm 1.600 điểm - mạnh nhất trong lịch sử của Phố Wall.

Trước thông tin xấu đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đồng loạt sụt giảm ngay từ khi mở cửa. Đỉnh điểm có tới 130 cổ phiếu trên sàn Tp.HCM và 102 cổ phiếu trên sàn Hà Nội giảm sàn.

Sụp đổ các chỉ số chứng khoán châu Á - Sputnik Việt Nam
VN-Index giảm kỷ lục, thị trường "bốc hơi" hơn 8 tỷ USD

VN-Index sụt giảm thêm 61,61 điểm tương đương 5,87% trong sáng nay, xác lập kỷ lục mới về mức biến động trong một ngày kể từ 2008.

Nhà đầu tư nước ngoài đã giảm hỗ trợ thị trường dù vẫn đang mua vào lớn, do phía bán cũng không hề nhỏ. HSX được giải ngân tổng cộng 925,9 tỷ đồng nhưng cũng bán ra 924 tỷ đồng. Rổ VN30 được mua 752,2 tỷ đồng và bán 721,3 tỷ đồng. HNX được mua 73,4 tỷ đồng, bán ra 21 tỷ đồng.

Như vậy thị trường đã có hai phiên giảm sâu, trong đó VN-Index mất hơn 12%, vốn hoá thị trường bay mất khoảng 19 tỷ USD.

Đánh giá tình hình lúc này, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, lý do thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm ngoài việc bị ảnh hưởng từ thị trường thế giới, thì còn có nguyên nhân là thị trường Việt Nam thời gian qua tăng điểm mạnh, giá các cổ phiếu vốn hóa lớn lên nhanh hơn so với hiệu quả kinh doanh, hàng loạt các công ty lớn Nhà nước thoái vốn, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia đấu giá sắp đến ngày nộp tiền, sắp nghỉ Tết nên mọi người sẽ thoát danh mục để giảm chi phí margin…

"Việc giảm giá đã làm nhà đầu tư thiệt hại đáng kể, và nhiều người suy nghĩ lo ngại khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính. Là một người trong cuộc, quan điểm cá nhân của tôi là không lo ngại, và trong một chừng mực nào đó đợt giảm giá cũng có tác động tích cực, giúp nhà đầu tư thận trọng tỉnh táo hơn khi tham gia thị trường, qua đấy thị trường sẽ sớm ổn định trở lại và tăng trưởng có chọn lọc phù hợp với tăng trưởng bền vững của nền kinh tế", Chủ tịch SSI nhìn nhận.

Ông Nguyễn Duy Hưng cho biết, tuần trước, UBS — ngân hàng nhiều năm được nhận giải ngân hàng có đội ngũ nghiên cứu phân tích uy tín đứng đầu thế giới — đã ra báo cáo "Việt Nam quá lôi cuốn để có thể bỏ qua", trong đó dự báo Việt Nam có thể đạt được kịch bản GDP tăng trung bình 7,2%/năm trong nửa thập kỷ tiếp theo, và khẳng định nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng bền vững, chứ không quá nóng. 

Lý do UBS đưa ra nhận định trên là Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ nhưng vẫn kiểm soát tốt lạm phát, đây là yếu tố khác biệt so với những thời kỳ tăng trưởng mạnh trong quá khứ luôn đi kèm với lạm phát ở mức rất cao.

"Tóm lại, thị trường tăng nhanh khi xuất hiện yếu tố ảnh hưởng sẽ xảy ra điều chỉnh sốc là điều không tránh khỏi, tuy nhiên, giá giảm là cơ hội để nhà đầu tư lựa chọn cho mình những cổ phiếu có nền tảng tốt, tránh đầu tư theo phong trào", Chủ tịch SSI nhận định.

"Nền kinh tế của chúng ta đang tăng trưởng mạnh và bền vững thì chắc chắn không thể xảy ra khủng hoảng nội tại vào thời điểm này, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 là năm phát triển tốt!".

Nguồn: Thời Báo Kinh Tế VN

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала