Hôm nay Nga cần chăng máy bay dân dụng siêu thanh?

Đăng ký
Trong chuyến đi gần đây thăm Nhà máy Hàng không Kazan mang tên Gorbunov, nơi đang xúc tiến khâu hiện đại hóa số máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa Tu-160, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gợi ý chế tạo máy bay mới - siêu thanh dân dụng.

Người đứng đầu Liên hiệp xí nghiệp chế tạo máy bay, ông Yuri Slusar đã báo cáo với nguyên thủ quốc gia rằng công ty hiện có dự án về mẫu máy bay dân sự siêu thanh như vậy. Theo lời ông, khi tạo ra máy bay chở khách thương mại có thể tiếp thu những sáng chế và công nghệ đang áp dụng cho máy bay chiến lược mang tên lửa Tu-160M.

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Máy bay ném bom chiến lược mới "Piotr Deinekin" được giới thiệu trước Putin

Không có gì bí mật là hàng loạt máy bay chở khách của Liên Xô đã ra đời trên cơ sở các sáng chế máy bay ném bom tầm xa. Ngược lại, có những phi cơ dân dụng được xuất xưởng trong biến thể quân sự. Chẳng hạn, máy bay phản lực dân dụng đầu tiên ở Liên Xô Tu-104 (giữa những năm 1950) được thiết kế trên cơ sở máy bay ném bom tầm xa Tu-16 đã xuất hiện từ sớm hơn một chút. Còn máy bay bốn động cơ tầm xa Tu-114 — phi cơ cánh quạt lớn nhất và bay nhanh nhất thế giới, nhận biệt danh đầy nể trọng là "Hoàng đế của Đại dương thứ năm" — thì đã được làm ra trên cơ sở chiếc "Medved" — máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược và trinh sát Tu-95. Cả hai máy bay đều được trang bị động cơ turbin cánh quạt mạnh nhất thế giới NK-12. Sau đó, trên cơ sở chiếc Tu-114 đã chế tạo máy bay Xô-viết đầu tiên có dàn radar phát hiện tầm xa Tu-126. Còn Il-18  thoạt đầu được chế tạo với tư cách máy bay dân dụng  đa năng sau đó xuất hiện phiên bản quân sự: máy bay radar trinh sát và tác chiến điện tử Il-20 và máy bay chống hạm Il-38. Máy bay dân dụng khu vực An-24 có sửa đổi của phiên bản máy bay vận tải quân sự An-26. Cuối cùng, trên cơ sở chiếc "xe buýt đường không" Il-86 nổi tiếng, đã làm ra "trạm chỉ huy bay" Il-80 được thực hiện. Tuy vậy ở đây không có gì đáng ngạc nhiên bởi đó là thực tiễn phổ biến trên thế giới. Hãy xem những cặp "song sinh" Mỹ: máy bay chở khách Boeing 707 cũng được chế tạo trên cơ sở máy bay   chở dầu KC-135, máy bay trinh sát RC-135, máy bay phát hiện sớm tầm xa E-3 Sentry và "trung tâm chỉ huy và trạm liên lạc bay" E-6 Mercury.

Tuy nhiên, tất cả những máy bây kể trên đều là loại cận âm!

Với máy bay dân dụng siêu thanh tình hình phức tạp hơn. Máy bay siêu thanh của thế kỷ 20 — Tu-144 Xô-viết và "Concorde" Anh-Pháp được tạo ra "từ số 0". Đáng tiếc, cả hai mẫu máy bay đều không nổi bật về độ tin cậy và ưu điểm siêu thanh mà lại khá ồn ào, trong khi giá vé cao ngất ngưởng. Cuối cùng, cả đôi "siêu thanh" này bị đưa ra khỏi diện sử dụng. (Tu-144 ngừng vận hành ngay từ  năm 1978, "Concorde" — năm 2003). Thực tiễn cuộc sống cho thấy rằng vận chuyển người trên máy bay cận âm là chắc chắn và an toàn hơn.

Vậy thì bây giờ máy bay dân dụng siêu thanh có trở lại với bầu trời hay không? Liệu có hợp lý về kinh tế?  Bởi nếu đơn giản cứ lấy máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160 để cải biến thành máy bay dân dụng (dang chở khách cỡ lớn hoặc dạng thương mại cỡ nhỏ) thì về mặt kỹ thuật là bất khả thi: bố cục của máy bay không cho phép. Hay là có thể sử dụng công nghệ trong máy bay quân sự? Trả lời câu hỏi này của Sputnik, chuyên gia hàng không Đại tá-TS Makar Aksenenko tỏ ra khá hoài nghi.

máy bay mang tên lửa chiến lược siêu thanh Tu-160 - Sputnik Việt Nam
“Siêu Thiên nga” và triển vọng của Hàng không Nga Tầm xa

"Ý tưởng nhanh chóng làm ra máy bay chở khách siêu thanh sử dụng những sản phẩm dự trữ  của máy bay mang tên lửa chiến lược siêu thanh, nói xin lỗi chứ theo tôi là hoàn toàn nhảm nhí! Đáng mừng là sự sẵn sàng của các quan chức, nhưng… xin đừng chủ quan đấy mọi chuyện đến mức phi lý! Thực hiện điều này là toàn bộ đội ngũ sản xuất, chứ có phải là các vị quan chức đâu! Hãy nhìn thẳng vào sự thật. Cần tính đến thực tế là ngành máy bay dân dụng Nga, (xin nhấn mạnh, dân dụng!) bị tụt hậu tối thiểu 20 năm so với thế giới, và bây giờ khi chỉ vừa mới hồi sinh, những "dự án quy mô" có thể đơn giản là ngốn sạch dự trữ Nhà nước về hàng không dân dụng, mà vẫn không đem lại kết quả".

Câu hỏi thứ hai: "Tại sao?" Có ai cân nhắc tính khả thi về mặt thực tiễn và kinh tế của dự án như vậy chưa? Chẳng lẽ không phải tốt hơn hết là tập trung vào xây dựng loại máy bay khu vực, vì những vùng Viễn Đông, Siberia và Phương Bắc của Nga đang phải "thở dài" do thiếu phương tiện lưu thông, bay đến đó chỉ toàn những cỗ máy cũ kỹ An-24/26. Cần chú ý đến những máy bay tầm trung như MC-21 và cuối cùng trở lại với các nhà nhượng quyền như "Airbus""Boeing". Còn dành cho vận chuyển khoảng cách xa — sẽ xuất xưởng số lượng vừa đủ những chiếc IL-96 còn rất tốt và chưa hề lỗi thời. Khi đó vẫn giữ được tính độc lập quốc gia trong lĩnh vực hàng không dân dụng, lại có cả giá vé phải chăng cho mọi người. Còn những quý vị mà "thời gian là tiền bạc" hoàn toàn có khả năng thanh toán, thì xin mời "cuốn theo chiều gió" bay trên những chiếc phi cơ thương mại siêu thanh", — chuyên gia Makar Aksenenko nhận xét.

Cảm xúc hơi gay gắt của cựu phi công quân sự giầu kinh nghiệm hiện lái máy bay dân dụng, thường phải bay trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng Viễn Bắc Nga, là có thể hiểu được.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала