Các Thượng nghị sĩ không cho phép đồ điện tử Trung Quốc vào Hoa Kỳ

© East News / ImaginechinaVisitors walk past the stand of Huawei during PT/EXPO COMM CHINA 2014 in Beijing, China, 27 September 2014
Visitors walk past the stand of Huawei during PT/EXPO COMM CHINA 2014 in Beijing, China, 27 September 2014 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một số Thượng nghị sĩ Mỹ đã đưa ra một dự luật cấm các cơ quan nhà nước và chính phủ sử dụng thiết bị của hai hãng viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei và ZTE. Theo quan điểm của họ, hai công ty này có liên quan chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc, và với sự trợ giúp của thiết bị họ có thể thu thập thông tin tình báo.

Hoa Kỳ thường miễn cưỡng cho phép các sản phẩm của Trung Quốc vào thị trường nội địa dưới cái cớ nguy hại đối với an ninh quốc gia. Sản phẩm điện tử Trung Quốc thực sự là Trojan Horse ("Ngựa Troia")? Hay là Mỹ sợ sự cạnh tranh trên thị trường?

Dự luật hiện tại đã được hai thượng nghị sĩ  đề xuất — Tom Cotton từ bang Arkansas và Marco Rubio từ bang Florida. Dự luật ghi nhận Huawei trên thực tế là "của chính phủ Trung Quốc, và công ty này có đủ cơ hội để ăn cắp thông tin từ  Mỹ bằng cách tấn công các thiết bị do chính họ sản xuất". Tài liệu cũng nói rằng có rất nhiều nhà sản xuất khác có sản phẩm đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật, vì vậy không nên tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động của đặc nhiệm Trung Quốc.

Dự luật này chính xác lặp lại một tài liệu tương tự do Dân biểu Đảng Cộng hòa Mike Conauway từ bang Texas đề xuất trước đó. Trong tuyên bố Mike Conauway đăng trên trang web của mình, ông lập luận các sản phẩm của Huawei và ZTE là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ, và việc sử dụng nó "sẽ là lời mời  phản gián Trung Quốc hiện diện trong mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta". Dân biểu đề cập đến lập trường của Ủy ban Thường vụ Hạ viện Hoa Kỳ phụ trách tình báo (HPSCI),  họ cho rằng Huawei có thể chia sẻ thông tin nhận được từ người sử dụng Mỹ với các cơ quan tình báo Trung Quốc.

Huawei - Sputnik Việt Nam
Lo sợ bị gián điệp, Mỹ tìm cách “cấm cửa” điện thoại thông minh Huawei

Đây không phải là những khó khăn đầu tiên của Tập đoàn viễn thông khổng lồ Trung Quốc tại thị trường Mỹ. Vào năm 2012, một bản báo cáo đã được đệ trình lên Quốc hội Hoa Kỳ, trong đó có nói rằng Huawei đang tích cực hợp tác với chính phủ Trung Quốc, cung cấp cho nhà nước các thiết bị và công nghệ dành cho hoạt động gián điệp qua mạng. Kể từ thời điểm đó, công ty Trung Quốc đã bị cấm tham gia đấu thầu cung cấp thiết bị mạng nói chung và sản phẩm cho các cơ quan chính phủ Mỹ. Các biện pháp hiện tại đề xuất áp dụng đối với các thiết bị của Huawei trong phạm vi rộng lớn hơn, gồm cả điện thoại thông minh. Theo  ý kiến của các thượng nghị sĩ, ngay cả những người Mỹ bình thường cũng không muốn sử dụng điện thoại Trung Quốc. Và thậm chí quan chức chính phủ và nhiều người khác nữa có thể thông qua chiếc điện thoại  tiết lộ cho tình báo Trung Quốc những bí mật nhà nước quan trọng.

Do đó, chính quyền Hoa Kỳ đang cố gắng tạo áp lực kinh doanh để hạn chế việc phân phối các sản phẩm Trung Quốc tại thị trường địa phương. Ví dụ, nhà khai thác di động Mỹ AT & T tại thời điểm cuối cùng đã hủy bỏ một thỏa thuận với Huawei về việc bán điện thoại thông minh của nhà sản xuất Trung Quốc thông qua mạng lưới phân phối của mình ở Mỹ. Quốc hội đã cảnh báo các công ty Hoa Kỳ có quan hệ với Huawei rằng có thể hạn chế khả năng hợp tác của họ với chính phủ Mỹ,  theo tin từ Reuters dẫn lời một quan chức. Ngay sau đó, AT & T đã hủy hợp đồng với Huawei.

Tại sao chính phủ Hoa Kỳ đối xử e ngại với các công ty viễn thông Trung Quốc? Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Thế giới của Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc Sue Feibiao cho rằng đứng đằng sau hiện tượng này chỉ là chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

"Hoa Kỳ đã liên tục thiết lập các rào cản khác nhau đối với Huawei. Rõ ràng động lực cho những hành động này là chủ nghĩa bảo hộ. Với lý do an ninh quốc gia, đầu tư của Trung Quốc chịu nhiều thiệt hại. Và trong những ngành công nghiệp được xem là quan trọng, Mỹ áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại. Đây là một thực tế phổ biến tại Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Thực tế "an ninh quốc gia" là một khái niệm rất mơ hồ mà không được xác định rõ ràng bởi các quy tắc của WTO. Người Mỹ lợi dụng điều này, và với lý do an ninh quốc gia, họ tranh chấp về các quy tắc buôn bán, thiết lập các rào cản thương mại. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc mà các thượng nghị sĩ đề cập không thuộc sở hữu nhà nước, mà là doanh nghiệp tư nhân. Nếu các sản phẩm của họ thực sự thu thập thông tin tình báo, như các thượng nghị sĩ Mỹ tưởng tượng, thì từ lâu chúng tôi đã có thể sao chép tất cả các công nghệ và sản phẩm. Trong những trường hợp này, liên quan đến cáo buộc gian lận thông tin, các công ty Trung Quốc đã thử đâm đơn kiện. Nhưng những quá trình như vậy thường kéo dài, và chúng rất tốn kém. Và cơ hội thành công không phải là lớn khi vụ việc liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào cho thấy chính phủ Trung Quốc sử dụng các công ty tư nhân để thu thập thông tin tình báo. Đơn giản Trung Quốc trong thời gian gần đây đã có những tiến bộ trong các ngành công nghệ cao, bao gồm trong lĩnh vực CNTT. Điều này gây lo lắng trong  chính quyền Mỹ. Họ sử dụng vấn đề an ninh quốc gia để bảo vệ các công ty quan trọng nhất khỏi sự cạnh tranh".

Trên thực tế với lý do an ninh quốc gia, Hoa Kỳ đã không cho phép nhiều công ty thành công của Trung Quốc vào thị trường, hơn nữa không chỉ là các công ty viễn thông. Vào đầu tháng Một, chính phủ Mỹ đã chặn giao dịch bán dịch vụ chuyển tiền MoneyGram cho công ty tài chính Ant Financial do Trung Quốc sở hữu. Vào tháng 10 năm 2017, chính quyền Hoa Kỳ đã ngăn cản việc bán nhà máy sản xuất vi mạch Mỹ US Lattice Semiconductor trị giá 1,3 tỷ USD cho tập đoàn Trung Quốc Canyon Bridge Capital Partners. Ngoài ra, thỏa thuận mua bán giữa tập đoàn Chinawide Oceanwide Holdings với công ty bảo hiểm Genworth Financial của Mỹ cũng đã thất bại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала