Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Những ngọn gió nào thổi từ Singapore?

© Flickr / Manish PrabhuneSingapore
Singapore - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần qua, Singapore đã tổ chức một số hoạt động có liên quan trực tiếp đến vấn đề về an ninh ở Biển Đông: cuộc họp ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên của ASEAN, triển lãm hàng không quốc tế Singapore Airshow 2018.
Màn trình diễn của phi đội biểu diễn máy bay Đại Bàng Đen (Black Eagles), Hàn Quốc tại Triễn lãm hàng không ở Singapore - Sputnik Việt Nam
Singapore Airshow 2018: những khoảnh khắc nổi bật trong ngày triễn lãm đầu tiên

Tại các hoạt động đó đã phát hiện ra rằng các nước khác nhau có cái nhìn khác nhau về cách đảm bảo an ninh trong khu vực này, nhà phân tích của Sputnik Petr Tsvetov viết.

Các phương tiện truyền thông đại chúng của nhiều quốc gia ghị nhận rằng phái đoàn Mỹ tham gia chương trình triển lãm hàng không quốc tế đã thúc đẩy các nước ASEAN tang cường quân sự. Trưởng đoàn Mỹ, Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách chính trị-quân sự Tina Kaidanow ca ngợi sản phẩm của tổ hợp quân sự-công nghiệp Mỹ và kêu gọi các nước ASEAN ngày càng trở nên "mạnh mẽ hơn", và để làm điều đó thì phải mua thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ.

© REUTERS / Edgar SuEmbraer E-190 E2 với phần đầu máy bay vẽ hình đầu hổ tại Triễn lãm hàng không ở Singapore
Embraer E-190 E2 với phần đầu máy bay vẽ hình đầu hổ tại Triễn lãm hàng không ở Singapore - Sputnik Việt Nam
Embraer E-190 E2 với phần đầu máy bay vẽ hình đầu hổ tại Triễn lãm hàng không ở Singapore

Theo ý kiến ​​của phái đoàn Mỹ, sự tăng cường sức mạnh quân sự của ASEAN sẽ phục vụ lợi ích bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Đó là một gợi ý ám chỉ rằng cần phải mạnh mẽ thách thức đường lối ứng xử của Trung Quốc trong vấn đề đó. Như đã biết, một trong những khác biệt giữa MỹTrung Quốc ngày nay nằm chính trong vấn đề này — đó là sự hiểu biết khác nhau về khái niệm tự do hàng hải ở Biển Đông. Washington muốn các nước ASEAN đứng về phía mình trong cuộc tranh chấp và muốn họ phản ứng lại hành động của Trung Quốc từ vị thế sức mạnh.

Đại diện Trung Quốc tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN — Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn đã đưa ra một ý tưởng hoàn toàn khác. Trong ánh sáng nghị quyết Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Thường Vạn Toàn kêu gọi một "cộng đồng vận mệnh thống nhất ASEAN-Trung Quốc", đề nghị tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực an ninh, đặc biệt, đề xuất kế hoạch tập trận hải quân chung và tập trận chung chống khủng bố trong tương lai gần.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Mỹ muốn bán vũ khí cho Việt Nam và Đông Nam Á?

Thông tin tích cực được cung cấp cho thấy công việc vẫn tiếp tục về Quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN ủng hộ đề nghị đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về vấn đề này và giao nhiệm vụ cho các nhà ngoại giao chuẩn bị cho vòng đàm phán đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 3 năm 2018.

Thật ra mà nói, trong số các nước ASEAN cũng có những bên hoài nghi. Các quan chức cấp cao Singapore đã bày tỏ sự nghi ngờ về việc ASEAN và Trung Quốc sẽ ký vào Bộ luật trong năm nay. Nhưng một giải pháp theo từng giai đoạn cho các vấn đề an ninh trong khu vực là có thể. Ví dụ, tại Singapore, các Bộ trưởng đã đạt được sự đồng thuận rằng có khả năng trong tháng Mười năm nay sẽ áp dụng quy tắc ứng xử liên lạc trên không, nhằmgiảm nguy cơ xung đột giữa máy bay quân sự trên bầu trời Biển Đông.

Tuần trước từng có những cơn gió khác nhau như vậy thổi từ Singapore.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала