Điều chưa biết về Bạch Thái Bưởi, doanh nhân tuổi Tuất truyền cảm hứng của thế kỷ 20

© Ảnh : Tin Chứng KhoánBạch Thái Bưởi
Bạch Thái Bưởi - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sự nghiệp kinh doanh xuyên suốt của doanh nhân tuổi Tuất này gắn với tinh thần dân tộc. Điều này không chỉ giúp ông thành công mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân.

"Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" câu khẩu hiệu gần như gắn liền với sản xuất kinh doanh nội địa trong suốt hai thập kỷ qua. Ít tai biết slogan này đã xuất hiện đầu thế kỷ 20 bởi một nhà tư sản ái quốc, là doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Sau 100 năm với nhiều đổi thay của lịch sử, tinh thần tương ái, tình dân tộc của phong trào "Người Việt Nam đi tàu Việt Nam" mà ông Bạch Thái Bưởi khởi xướng vẫn còn dư vọng đến ngày nay. 

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai). Ảnh: Thắng Quang. - Sputnik Việt Nam
Trục trặc giữa gia đình ông Trịnh Văn Bô và giới chức trách HN thành lớn chuyện, không hay

Đường "start up" của cậu ký Bưởi

Theo đánh giá của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, tuy đứng cuối cùng trong bốn người Việt Nam giàu nhất đầu thế kỷ 20 "nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xương, tứ Bưởi", nhưng ông Bạch Thái Bưởi luôn được người dân, các học giả, các nhà sử học kính trọng, ngưỡng mộ nhất. Lý do vô cùng đơn giản là ông luôn gương cao ngọn cờ dân tộc, khát vọng cải tạo xã hội.

Bạch Thái Bưởi vốn xuất thân từ một gia đình nghèo họ Đỗ, được gia đình họ Bạch đỡ đầu, cho ăn học nên đổi thành họ Bạch. Trong "cuộc chiến thương mại" đầu thế kỷ 20, ông đã đánh bại các nhà tư bản Pháp, Hoa…, mở đầu phong trào "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" còn dư vọng cho đến ngày nay.

Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ - Sputnik Việt Nam
"Con phố mới không xứng đáng được đặt tên Trịnh Văn Bô"
Tuy nhiên, theo tư liệu của nhà sử học Dương Trung Quốc, Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 trong một gia đình nông dân ở làng Yên Phú, Thanh Trì, Hà Đông (nay là ngoại thành Hà Nội). Nhà nghèo nhưng ông vẫn được cha mẹ cố gắng cho ông học chữ quốc ngữ, chữ Pháp. Hàng ngày, chàng trai Bạch Thái Bưởi thường đi vớt củi trầm hương ở sông Nhuệ. Tiền bán cây trầm hương vớt được trên sông, chính là những khoản vốn liếng đầu tiên để ông khởi nghiệp.

Thạo tiếng Pháp, giỏi tính toán, anh nghỉ học làm thư ký cho Công sứ Bonnet — người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội.  Vì thế người đời đã gọi ông là "cậu ký Bưởi".

Để có cơ hội tiếp xúc với máy móc cơ giới và thu nhận những hiểu biết về cách tổ chức và quản lý sản xuất, năm 1894, ông chuyển sang làm việc cho một xưởng thuộc hãng thầu khoán. Ít lâu sau, ông được sang Pháp dự triển lãm Bordeaux. Không choáng ngợp trước nền văn minh phương Tây, người thanh niên ấy âm thầm học hỏi cách làm việc của người Pháp và nung nấu ý chí tự lực tự cường.

Trở về nước ông nghỉ việc, lao vào thương trường. Cơ hội đến với chàng thanh niên trẻ tuổi đúng lúc Pháp xây dựng công trình xe lửa nối liền Hà Nội — Sài Gòn. Để phục vụ công trình này, Công ty Hỏa Xa Đông Dương cần một số lượng gỗ lớn làm tà vẹt. Bạch Thái Bưởi đã liên danh với một người Pháp nhận thầu cung cấp vật liệu này. Chỉ trong 3 năm, ông kiếm được một số vốn khá lớn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh.

© Ảnh : ZingÔng Bạch Thái Bưởi được xem là người truyền cảm hứng lớn đến giới kinh doanh của nửa đầu thế kỷ 20.
Ông Bạch Thái Bưởi được xem là người truyền cảm hứng lớn đến giới kinh doanh của nửa đầu thế kỷ 20. - Sputnik Việt Nam
Ông Bạch Thái Bưởi được xem là người truyền cảm hứng lớn đến giới kinh doanh của nửa đầu thế kỷ 20.

Sau đó, ông lao vào thầu khoán thu phí chợ các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Vinh… và thu được thắng lợi rực rỡ, nhưng cũng trở thành "cái gai" trong mắt giới tư bản ngoại quốc.

"Sự nghiệp kinh doanh của mình, diễn ra trên đất nước mình, xung quanh là đồng bào mình, chắc chắn là thắng lợi", ông Bạch Thái Bưởi từng chia sẻ 

Khuynh đảo thị trường hàng hải và khai thác mỏ

Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ - Sputnik Việt Nam
Tài sản khổng lồ ít biết của vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô
Bước ngoặt đánh dấu bản lĩnh, đánh dấu việc trở thành huyền thoại là vào năm 1909, Bạch Thái Bưởi bước vào lĩnh vực kinh doanh được gọi là "vùng cấm" với người Việt, là kinh doanh vận tải đường sông. Sở dĩ nói là vùng cấm bởi lúc đó đây là lĩnh vực độc quyền khai thác của tư bản người Pháp. Các hãng tàu biển nổi tiếng lúc bấy giờ là Messagerie Maritime và Chargeurs Reuni, hãng Marty tại Hà Nội, hãng Deschwanden ở Hải Phòng và một số hãng của người Hoa có khoảng 20 chiếc tàu đã chiếm trọn thị trường hàng hải Việt Nam.

Bước đầu tiên ở thị trường này của ông Bạch Thái Bưởi là thuê lại 3 chiếc tàu Phi Phụng, Phi Long, Khoái Tử Long của một người Pháp, là R.Marty vừa hết hạn hợp đồng với nhà nước để chạy tuyến Hà Nội — Nam Định và Hà Nội — Bến Thủy. Lo sợ sự bành trướng của đội tàu nhỏ bé dám bước vào vùng cấm địa của mình, các chủ tàu người Pháp, người Hoa đã liên minh với nhau, với ý định "bóp chết" từ trong trứng nước.

Bằng tiềm lực mạnh, kinh doanh tàu lâu năm, người Hoa đã áp dụng "chiêu" cạnh tranh "cá lớn nuốt cá bé", hạ giá vé tàu tuyến Hà Nội — Nam định từ 40 xu xuống còn 5 xu để giành khách. Bạch Thái Bưởi đành phải hạ giá vé xuống còn có 3 xu để cạnh tranh. Cuộc tranh đua rất căng thẳng: ông hạ một giá, họ hạ hai giá; ông đãi khách uống trà, họ thết khách thêm bánh ngọt…

Tình thế lúc đó của thương gia họ Bạch như đứng bên bờ vực của sự phá sản. Bởi ông phải mướn 3 tàu, mỗi tàu 2.000 đồng/tháng trong khi mỗi chuyến chỉ thu lại được 20 đồng. Tới "bước đường cùng", Bạch Thái Bưởi đã nghĩ đến một thứ vũ khí mà đối thủ của mình không có, đó là tinh thần dân tộc, tương thân tương ái của người Việt. Ông cho rằng, mình là người Việt, kinh doanh trên đất nước mình, phục vụ cho đồng bào mình thì cớ sao người Việt Nam lại không ủng hộ mình?

Để khơi gợi tinh thần đó, ông đổi tên tàu với những cái tên gợi nhớ đến cội nguồn, lịch sử hào hùng của dân tộc như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi… Trên tinh thần "ta về ta tắm ao ta", người Việt giúp nhau để chấn hưng nền kinh tế, ông tổ chức các đoàn diễn thuyết trên các bến tàu, nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, cổ vũ tinh thần đồng bang.

Ông còn treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu đỡ phần thua lỗ, đủ sức cạnh tranh. Kết quả là, hành khách đều bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt.

Với chiến thuật trên, chỉ trong vòng 6 năm, Bạch Thái Bưởi đã bắt các đối thủ cạnh tranh rời bỏ cuộc chơi. Năm 1915, ông mua luôn 3 chiếc tàu, cả xưởng sửa chữa và đóng tàu của A.R.Marty tại Cửa Cấm — Hải Phòng. Năm 1917, hãng Deschwanden phá sản, ông mua hết cả đội tàu 6 chiếc và nhận chủ cũ là ông Deschwanden về làm công cho mình.

Trong vòng 10 năm (1909 —1919), Công ty Bạch Thái Bưởi đã có tới 30 chiếc tàu lớn nhỏ cùng nhiều sà lan chạy hầu hết tuyến sông miền Bắc, rồi vươn ra các vùng lãnh thổ và các nước xung quanh như Hong Kong, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Trung Quốc.

Bên cạnh kinh doanh vận tải đường sông, kinh doanh hàng hải là lĩnh vực thành đạt nhất trong sự nghiệp của ông. Bạch Thái Bưởi được giới tư bản mệnh danh là "Chúa sông Bắc Kỳ". Sau "cuộc cạnh tranh lịch sử" trên, Bạch Thái Bưởi còn đầu tư vào khai mỏ, xuất bản… và cũng không lâu sau danh hiệu "chúa mỏ" cũng thuộc về ông.

Điều mà người đời nể phục nhất vẫn là việc ông đã chen chân vào khai thác mỏ. Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước bán mỏ, ngành khai thác than gần như là độc quyền của tư bản Pháp. Bạch Thái Bưởi đã đầu tư thành công vào lĩnh vực khai thác mỏ, điều các doanh nhân khác thời ấy không dám làm và không làm được.

Theo tư liệu của PGS.TS Phạm Xanh, giảng viên khoa Sử, Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội), doanh nhân Bạch Thái Bưởi là chủ sở hữu của một số mỏ than lớn ở tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay). Có thể kể ra những mỏ như: An Biên, Bí Chợ, Cầm Thực.

Từ năm 1921, ông đã đầu tư khai thác hai mỏ có tên tiếng Pháp là Ăng-toan và Ca-đíp, làm tuyến đường sắt chở than dài 3 km, sản lượng hàng năm lên đến 3.000 tấn. Năm 1925, ông còn mua thêm hai mỏ Bí Chợ và Yên Thọ, rộng 1.924 ha và làm thêm tuyến đường sắt dài 5,5 km ra bến Đá Bạc. Ngoài ra, ông còn chung vốn khai thác một mỏ khác rộng 450 ha, hàng năm sản xuất được 9.500 tấn v.v..

Khi được chính quyền tay sai cấp phép khai thác mỏ than, với tầm nhìn vượt thời đại, ông đã thực hiện chính sách "săn đầu người", nghĩa là tìm mọi cách thu hút nhân tài. Ông cho người sang Pháp ký hợp đồng với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về chuyên ngành hầm mỏ; ký hợp đồng với chuyên viên nước ngoài vào làm sếp mỏ…

Với tầm nhìn và sự năng động, sáng tạo ông đã rất thành công, bán được than sang cả Pháp, Nhật.

Người truyền cảm hứng kinh doanh lớn nhất thế kỷ 20

Người đàn bà đẹp và quyền lực - Lê Hồng Thuỷ Tiên - Sputnik Việt Nam
4 doanh nhân tuổi Tuất quyền lực trên thương trường Việt Nam
Nhưng lời kêu gọi hàm chứa tinh thần dân tộc, yêu nước, yêu đồng bào đã trở thành slogan cho các cuộc cạnh tranh giữa giới chủ người Việt với giới chủ tư bản người Hoa, người Pháp là "Người Việt Nam, đi tàu Việt Nam".

Các học giả, nhà văn, nhà báo lão thành đã nhận định rằng đây là tiền ý của câu nói sau này chúng ta thường dùng "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam". Sức lan tỏa tinh thần ái quốc từ ông Bạch Thái Bưởi đã truyền cảm hứng rất lớn cho phong trào khởi nghiệp đầy tự tin của một thế hệ doanh nhân thời bấy giờ.

Sau Bạch Thái Bưởi, một đội ngũ doanh nhân đầu tiên, dám cạnh tranh ngang ngửa với tư bản người Pháp, người Hoa trên thương trường, tên tuổi của họ được cả nước biết đến, như Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Hữu Thu, Trương Văn Bền, Bùi Huy Tín… Theo nhiều tài liệu, sử sách cuộc cạnh tranh này kéo dài khoảng 30 năm, từ năm 1905 đến 1935. Cũng từ đó, giới công thương Việt Nam đã viết nên trang sử vẻ vang với khẩu hiệu lúc nào cũng nổi bật "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam".

Đúng 100 năm sau, tháng 10/2009, Bộ Chính trị đã phát động Phong trào "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam". Phong trào " Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" đang lan tỏa ngày càng mạnh trong cộng đồng DN Việt Nam và người tiêu dùng Việt.

Việc xông pha trên mặt trận kinh tế đầy khôn ngoan và bản lĩnh của ông Bạch Thái Bưởi đã giúp cho người Việt tự tin hơn trên thương trường.  Những thành công và thất bại của ông và những doanh nhân thế hệ trước đã viết nên trang sử vẻ vang, là những bài học bổ ích cho ngày nay. Bởi ngoài kinh doanh, ông Bach Thái Bưởi tạo nên giá trị văn hóa lớn cho người Việt đầu thế kỷ trước mà mục đích cuối cùng là cổ súy tinh thần làm giàu, vì dân giàu thì nước mới giàu.

Bạch Thái Bưởi còn nhiều dự định như xây nhà máy xay gạo, xây nhà máy nước, nhà máy điện, đường sắt tuy nhiên chưa kịp thực hiện thì qua đời sau một cơn đau tim vào năm 1932 tại Hải Phòng.

Nguồn: Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала