Su-30MK2 Việt Nam đeo tên lửa R-27 và pod tác chiến điện tử trực chiến

© AFP 2023 / StringerChiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những hình ảnh về hoạt động trực sẵn sàng chiến đấu của Trung đoàn không quân 935 - đơn vị được trang bị tiêm kích Su-30MK2 vừa được báo Quân đội nhân dân đăng tải.

Su-30MK2 là dòng chiến đấu cơ đa năng hiện đại nhất hiện nay trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam, có thể triển khai cho cả nhiệm vụ đối không, đối đất và cả đối hải nhờ khả năng sử dụng đa dạng các loại vũ khí có độ chính xác cao.

Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Su-30MK2 Việt Nam được trang bị bom thông minh nặng...1,5 tấn

Mới đây trong bài viết "Để những chuyến bay an toàn ngày Xuân" đăng trên báo Quân đội nhân dân đã xuất hiện hình ảnh các tiêm kích Su-30MK2 của Trung đoàn 935 — Sư đoàn 370 — Quân chủng Phòng không-Không quân đeo tên lửa R-27 trực sẵn sàng chiến đấu.

Tên lửa không đối không tầm trung R-27 (AA-10 Alamo) là sản phẩm của công ty Nga Vympel và Artem đến từ Ukraine. Vũ khí này chính thức vào biên chế Không quân Liên Xô năm 1990 để trang bị cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, hiện tại nó vẫn được sử dụng rất rộng rãi cho các tiêm kích thế hệ 4+.

R-27 có nhiều phiên bản với đa dạng tầm bắn, dải cự ly từ tối thiểu 2 km cho tới tối đa 72 — 130 km. Động cơ của AA-10 Alamo là loại hỗn hợp nhiên liệu rắn, giúp tên lửa đạt tới vận tốc tối đa 3.500 km/h (Mach 4) với khả năng chịu quá tải lên tới 8G. Tất cả mọi biến thể R-27 đều mang đầu đạn nặng 39 kg lắp ngòi nổ cận đích hoặc tiếp xúc.

© Ảnh : Lao ĐộngTiêm kích đa năng Su-30MK2 thuộc Trung đoàn Không quân 935.
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 thuộc Trung đoàn Không quân 935. - Sputnik Việt Nam
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 thuộc Trung đoàn Không quân 935.

MI-171A2 - Sputnik Việt Nam
Mi-171A2 - phiên bản hiện đại của huyền thoại “Số 8” và cơ duyên với Việt Nam
Hậu tố "R", "T" và "P" cho biết các loại đầu dò lắp cho R-27, trong đó R-27R sử dụng phương thức dẫn đường radar bán chủ động, R-27T lắp đầu dò hồng ngoại với chế độ "Bắn và quên", còn R-27P trang bị đầu dò thụ động bám theo tín hiệu radar, chuyên dùng để tiêu diệt máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không hay máy bay tác chiến điện tử.

Ngoài đeo tên lửa R-27, chi tiết đáng chú ý nữa trên chiếc Su-30MK2 làm nhiệm vụ trực chiến phòng không đầu xuân của Trung đoàn 935 còn nằm ở việc nó mang cả pod tác chiến điện tử ở 2 đầu mút cánh.

Thông thường, dòng chiến đấu cơ Flanker được Nga bán ra nước ngoài hay đi kèm trang bị pod gây nhiễu L-203 Gardenia do Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Radio (Moscow) thiết kế.

Khí tài có hình dạng một quả ngư lôi nhỏ gắn ở đầu cánh này khiến cho máy bay có thể đối phó lại một cách hiệu quả với tất cả các phương tiện chiến đấu và hệ thống tấn công hiện đại của đối phương.

Nếu phải đối mặt với mối nguy cơ từ tên lửa, khí tài trên sẽ được kích hoạt và che chở máy bay thông qua hàng rào điện tử, nhằm ngăn chặn tên lửa và làm cho nó đi chệch hướng, tăng khả năng sống sót của phi cơ mang nó lên tới vài lần.

Hiện tại Nga đã có một số chỉ dấu cho thấy họ sẵn sàng bán cho đối tác thế hệ sau của pod gây nhiễu L-203 Gardenia, đó chính là L-265 Khibiny để tích hợp cho tiêm kích thế hệ 4+ như Su-30SM hay Su-35S.

Nguồn: Thời Đại

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала