Bao giờ ông Thăng, ông Vũ bị xử?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamÔng Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Năm 2018 hứa hẹn tiếp tục là năm của đại án khi hàng loạt các quan chức cấp cao bị đưa ra xét xử do phạm vào các tội “cố ý làm trái…” và “tham ô tài sản”.

Có thể nói, năm 2018 sẽ trở thành "bước ngoặt" đáng nhớ trong cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta khi mà trong dự kiến ngay sau kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất, hàng loạt các đại án "khủng" được đưa ra xét xử.

Bị can Đinh La Thăng bị cáo buộc có hành vi cố ý làm trái tại 2 vụ án gây thất thoát lớn tài sản Nhà nước - Sputnik Việt Nam
Năm kỷ lục đại án kinh tế, tham nhũng của Việt Nam

Cụ thể là vụ án Tập đoàn Dầu khí Việt Nam góp 800 tỷ vào Ngân hàng TCMP Đại Dương (OceanBank) mà ông Đinh La Thăng bị cáo buộc có liên quan.

Trong vụ án này, ông Đinh La Thăng và các đồng phạm Nguyễn Xuân Sơn (nguyên phó tổng giám đốc OceanBank); Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Phan Đình Đức (đều là nguyên thành viên HĐTV PVN); Ninh Văn Quỳnh (phó tổng giám đốc PVN). bị cáo buộc tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", theo Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Đây là vụ án thứ 2 mà ông Đinh La Thăng bị cáo buộc có liên quan và khả năng sẽ nhận được mức hình phạt rất nghiêm khắc.

Trước đó, trong vụ án "cố ý làm trái" và "tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí VN (PVC) được xét xử từ ngày 8-22/1, ông Thăng đã nhận mức án 13 năm tù.

© Ảnh : motthegioiInfographic bản án dành cho Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Infographic bản án dành cho Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm - Sputnik Việt Nam
Infographic bản án dành cho Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Lạ lùng Trịnh Xuân Thanh: Án chung thân vẫn “hồn nhiên như cô tiên“
Theo CQĐT vụ án PVN góp 800 tỷ, năm 2006, Thủ tướng phê duyệt cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) được thành lập mới với một ngân hàng Cổ phần dầu khí, trong đó PVN nắm trên 50% vốn điều lệ. PVN đã hoàn thành một số thủ tục thành lập ban trù bị Ngân hàng Hồng Việt.

Tuy nhiên đến tháng 7/2008, thực hiện chủ trương của Thủ tướng về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, PVN đã rút vốn, không tham gia vào việc thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt.

Thời điểm này, Ngân hàng TMPC Đại Dương (Oceanbank) do Hà Văn Thắm làm Chủ tịch HĐQT là một ngân hàng có quy mô nhỏ, vốn và tiềm lực tài chính thấp (vốn điều lệ chỉ khoảng 1000 tỷ đồng), khả năng thanh khoản thấp, khó đứng vững nên cần phải huy động vốn. Tháng 9/2008, Nguyễn Xuân Sơn — Trưởng ban trù bị Ngân hàng TMCP Hồng Việt và Hà Văn Thắm đã trao đổi đàm phán về việc PVN góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của Oceanbank.

Sau đó, Hà Văn Thắm được mời đến trụ sở PVN làm việc cùng ông Đinh La Thăng — Chủ tịch HĐQT PVN, Nguyễn Ngọc Sự — Phó TGĐ PVN, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Việt Hà để thống nhất thỏa thuận PVN góp vốn vào Oceanbank bằng hình thức góp 20% tương đương 400 tỷ đồng.

Ngân hàng OceanBank tại tòa nhà PetroVietnam tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Xử đại án Oceanbank 2017: Đầy kịch tính và nước mắt
Theo cơ quan điều tra, ngày 18/9/2008, ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó Tổng Giám đốc PVN đã có báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng Oceanbank trong đó nêu rõ thực trạng của Ngân hàng Oceanbank là ngân hàng có quy mô, hoạt động nhỏ, vốn và tiềm lực tài chính thấp…

Tuy nhiên, khi nhận được báo cáo trên, ông Đinh La Thăng với vai trò là Chủ tịch HĐQT đã không tổ chức họp HĐQT để đánh giá lại tình hình hoạt động, năng lực của Oceanbank, phương án góp vốn, tính hiệu quả khả thi của việc góp vốn…

Ngay ngày 18/9/2008, ông Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm đã ký thỏa thuận 6934 về việc tham gia góp vốn, cam kết PVN góp 20% vốn điều lệ tại Oceanbank. Tuy nhiên, đến tận ngày 22/9/2008, ông Đinh La Thăng mới bút phê chỉ đạo xin ý kiến các thành viên HĐQT.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, từ việc ký thỏa thuận góp vốn, ông Đinh La Thăng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương. Đến khi ra Nghị quyết để thực hiện góp vốn 400 tỷ đồng, ông Đinh La Thăng cùng không chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Mối liên hệ giữa đại gia Vũ 'nhôm' và ông Nguyễn Xuân Anh - Sputnik Việt Nam
Vũ "nhôm" và "vị lãnh đạo cấp cao": Thà một lần đau để lấy lại lòng tin của nhân dân
Ngoài ra, hàng loạt vụ án đang được điều tra hoặc đang đề nghị truy tố. Theo ngành tòa án, trong năm 2018 có khoảng 20 vụ đại án sẽ được đưa ra xét xử. Trong đó, bao gồm cả những phiên tòa phúc thẩm các đại án lớn năm 2017 như vụ xét xử Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng OceanBank. Tại phiên sơ thẩm, Thắm bị tuyên phạt án chung thân với 4 tội danh, trong khi Sơn lãnh án tử hình với 3 tội danh và nhiều mức án nghiêm khắc khác dành cho hàng chục cán bộ PVN và OceanBank.

Phiên phúc thẩm vụ án Châu Thị Thu Nga — nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Chủ tịch HĐQT Housing Group trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại dự án B5 Cầu Diễn; vụ án "Cố ý làm trái" và "tham ô tài sản" xảy ra tại PVN, PVC…

Bên cạnh đó, các vụ án bị đình chỉ trả hồ sơ điều tra bổ sung như vụ Trầm Bê, Phạm Công Danh bị cáo buộc tội "Cố ý làm trái" xảy ra tại ngân hàng VNCB, BIDV, Sacombank; vụ nhập thuốc chữa ung thư giả VN Pharma… cũng có khả năng lớn sẽ được đưa ra xét xử.

Đặc biệt, phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) có thể cũng sẽ diễn ra. Ông Vũ Nhôm bị khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng vì tội "cố ý làm lộ bí mật nhà nước" và "lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

 Nguồn: Kiến Thức

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала