Những người lính Nga tham gia bảo vệ Việt Nam

© SputnikCông nhân cảng Hải Phòng chào đón các thủy thủ Liên Xô đưa chuyến hàng mới tới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Công nhân cảng Hải Phòng chào đón các thủy thủ Liên Xô đưa chuyến hàng mới tới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 23 tháng Hai, nước Nga kỷ niệm Ngày Bảo vệ Tổ quốc. Ngày lễ nhà nước này dành cho những người lính đang phục vụ trong quân đội Nga và các cựu chiến binh.

Vào những thời điểm khác nhau, họ bảo vệ không chỉ tổ quốc mình, mà còn dân tộc nhiều nước khác nữa. Syria, Afghanistan, Angola, Algeria, Ai Cập, Ethiopia, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam… Đây vẫn chưa phải danh sách đầy đủ các nước, mà trong những năm khác nhau có sự tham gia của người Nga vào các hoạt động quân sự trên lãnh thổ.

Nhà văn người Hà nội Nguyễn Văn Thọ trong cuộc phỏng vấn với "Sputnik" cho biết trong cuộc kháng chiến lần thứ hai ông phục vụ trong trung đoàn tên lửa phòng không Quân đội Nhân dân Việt nam bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Cùng với ông đã có các sĩ quan Nga phục vụ ở đó, họ đã hướng dẫn quân nhân Việt Nam cách thức sử dụng tên lửa chống lại máy bay đối phương. Nhiều người Nga đã đổ máu, một số đã hy sinh, bảo vệ quê hương của ông. Tại Việt Nam, cần phải luôn nhớ đến những người Nga đã bảo vệ đất nước chúng tôi", ông Thọ nói.

Theo số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng Bảy năm 1965 đến tháng Năm 1974 có 6359  tướng lĩnh và sĩ quan, khoảng 5000 binh sĩ và hạ sĩ quan của lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia vào các hoạt động quân sự tại Việt Nam. Khoảng 2200 người trong số họ đã được nhận giải thưởng nhà nước Liên Xô và hơn 3000 người nhận huy chương và bằng khen của Việt Nam.

Chiếc máy bay MiG-17 do phi công Ngô Đức Mai điều khiển đã bắn hạ Noóc-man Ga-đi-xơ, nay được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không-Không quân - Sputnik Việt Nam
Những “người Mohican cuối cùng”
Tuy nhiên những người lính Nga đầu tiên đã đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ đầu những năm 1960. Họ là các phi công, có nhiệm vụ đào tạo phi công Việt Nam lái máy bay, mà Moskva đã cung cấp cho Hà Nội. Và họ cũng tham gia vận chuyển hàng hóa quân sự và thuốc men từ Việt Nam sang Lào, cho Mặt trận Yêu Nước của nước này. Các máy bay được lắp ráp tại sân bay quân sự Nội Bài, nơi hiện nay là sân bay quốc tế Hà Nội. Sau khi lắp ráp, phi công Liên Xô sẽ thực hiện các chuyến bay thử hiệu chỉnh. Nếu không có gì trục trặc, trên buồng lài sẽ có hai người:  phi công Liên Xô hướng dẫn và học viên Việt Nam. Nhiều người trong số này đã trở thành những anh hùng thực sự trên bầu trời Việt: Nguyễn Văn Cốc, Mai Văn Cường, Nguyễn Văn Bảy, Phạm Tuân — nhà du hành vũ trụ trong tương lai… Thành tích của họ — hàng trăm máy bay Mỹ bị bắn rơi.

Các quân nhân tên lửa Nga từ năm 1965 không chỉ huấn luyện nhân sự cho phía Việt Nam mà còn trực tiếp tham gia chiến trận. Nikolai Kolesnik vẫn nhớ tới những người đồng chí của ông phục vụ trong trung đoàn tên lửa phòng không số 236 Quân đội Việt Nam: Thiếu Tá Nguyễn Văn Tuyên, Đại úy Hồ Chí Hữu, Trung sĩ Huỳnh Văn Thanh, cận vệ Sơn, phiên dịch Lao và Hiệp, người đã giúp đỡ ông trong giao tiếp. Nikolai Kolesnik nhiều năm là chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga tại Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn với «Sputnik-Vietnam», ông nói:

Cuộc gặp gỡ đầu tiên với những người lính Việt Nam diễn ra tại sân bay Gia Lâm vào một ngày nóng bức không thể tin được. Lần đầu tiên tôi nếm thử trà xanh Việt Nam, bây giờ ở Nga rất phổ biến. Chúng tôi uống trà trong bóng mát dưới những tấm vải dù treo trên cây cao, dù của các phi công Mỹ bị bắn hạ bởi pháo cao xạ Việt Nam cho đến lúc đó. Tháng Tám năm 1965, Sư đoàn 61 chúng tôi chiếm lĩnh vị trí chiến đấu ở tỉnh Ninh Bình, gần làng Gia Sơn. Trong khi chờ đợi cuộc tấn công của Mỹ đôi khi trong nhiều ngày liền chúng tôi không đi ra khỏi cabin bệ phóng nóng tới 70 độ. Vào đêm 11 rạng ngày 12 tháng Tám, radar phát hiện một nhóm mục tiêu: bốn máy bay Mỹ "Phantom" bay theo đội hình, dẫn đường bằng đèn tín hiệu, tự tin vào sự an toàn  ở độ cao ba km, nơi những khẩu pháo cao xạ phòng không không thể với đến. Nhưng độ cao như vậy không phải là rào cản đối với tên lửa chúng ta. Cả bốn máy bay đều bị bắn hạ, bằng ba quả đạn tên lửa.

Trong thời gian chiến tranh, lực lượng phòng không Việt Nam đã bắn hạ khoảng 1300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 chiếc máy bay ném bom chiến lược "B-52".

© Ảnh : Triển lãm ảnh thời chiến tranh Việt NamCác chuyên gia Liên Xô xem xét xác chiếc máy bay ném bom "B-52" bị bắn rơi ở Hà Nội tháng 12 năm 1972.
Các chuyên gia Liên Xô xem xét xác chiếc máy bay ném bom B-52 bị bắn rơi ở Hà Nội tháng 12 năm 1972. - Sputnik Việt Nam
Các chuyên gia Liên Xô xem xét xác chiếc máy bay ném bom "B-52" bị bắn rơi ở Hà Nội tháng 12 năm 1972.

Để có được những thông tin giá trị về việc ở đâu và khi nào để những người bảo vệ bầu trời Việt Nam sẵn sàng tiếp đón không lực Mỹ, các chuyên gia Liên Xô đã tiến hành cuộc "chiến tranh bí mật" ngay tại Hà Nội. Họ đã tạo ra một mạng lưới tình báo, bao gồm cả các quan chức chính quyền Sài Gòn, và thậm chí sỹ quan của Lầu Năm Góc Mỹ. Gần các tàu sân bay và căn cứ quân sự Mỹ, nơi các máy bay ném bom xuất phát không kích Việt Nam,  có các tàu Liên Xô dưới dạng tàu đánh cá, nhưng trong thực tế — tàu trinh thám. Từ đó có thông tin về số lượng, chủng loại máy bay đã cất cánh, và về các mục tiêu có thể sắp tới.

Phục vụ tại Việt Nam có cả lính xe tăng Xô Viết. Họ đào tạo quân nhân Việt Nam điều khiển xe tăng Liên Xô "T-55" cho những trận đánh sắp tới. Một trong những chiếc xe tăng loại này đã húc đổ cánh cổng dinh Tổng thống ở Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư năm 1975.

© Ảnh : Kiến ThứcChiếm số lượng đông đảo nhất là các xe tăng T-54 và T-55 do Liên Xô cung cấp trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chiếm số lượng đông đảo nhất là các xe tăng T-54 và T-55 do Liên Xô cung cấp trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Sputnik Việt Nam
Chiếm số lượng đông đảo nhất là các xe tăng T-54 và T-55 do Liên Xô cung cấp trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Với việc giải phóng Sài Gòn, sự hiện diện của quân đội Liên Xô ở Việt Nam chưa thể kết thúc. Sáng ngày 19 tháng Hai năm 1979, ngày thứ ba trong cuộc xâm lược doTrung Quốc tiến hành chống lại Việt Nam, khi 85% lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam đang đóng tại Campuchia, nhóm cố vấn quân sự cao cấp Liên Xô đã đến Hà Nội, gồm các tướng lĩnh và sỹ quan giàu kinh nghiệm nhất. Theo đề xuất của họ, một bộ phận quân đội Việt Nam có khả năng chiến đấu tốt nhất đã được vận chuyển từ Campuchia đến mặt trận biên giới phía Bắc. Các đơn vị chính quy Việt Nam trước đó đã được rút khỏi vùng biên giới với Trung Quốc. Hệ thống pháo phản lực phóng loạt Grad do Moskva cung cấp đã được triển khai trên những con đường tiến quân của quân đội Trung Quốc. Đồng thời, các thủy thủ hải quân Liên Xô đã cung cấp con đường biển an toàn qua Hải Phòng cho các tàu Liên Xô cung cấp thiết bị quân sự, kể cả tên lửa và radar. Để thu hút một phần binh lực Trung Quốc từ phía nam, sáu quân khu của Liên Xô đã được báo động. 29 sư đoàn bộ binh cơ giới Xô Viết với sự hỗ trợ không quân đã được chuyển sang biên giới Liên Xô vùng Mãn Châu. Hai sư đoàn cũng được không vận về phía đông, một trong số đó — tới Mông Cổ, đóng tại sân bay cách Bắc Kinh một tiếng rưỡi bay. Kết quả sự hiện diện của tàu chiến Liên Xô ở vùng Biển Đông là Hạm đội Nam Hải Trung Quốc trên thực tế bị tước mất cơ hội tham gia cuộc chiến. Những điều này đã làm thay đổi tình hình mặt trận sang hướng thuận lợi cho Việt Nam. Tất cả các cố vấn quân sự Liên Xô đã đến giúp đẩy lùi sự xâm lăng của Trung Quốc đều được trao tặng huân chương "Chiến công" của Việt Nam.

Tại một cuộc gặp gỡ gần đây với các cựu chiến binh Nga,  Đại sứ Việt Nam tại Nga Ngô Đức Mạnh đã hưởng ứng trước đề nghị xây dựng một tượng đài tại Hà Nội, tưởng nhớ tất cả các quân nhân Nga đã tham chiến tại Việt Nam.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала