Tuấn “hạc” và cuộc luận kiếm với Flores

© Ảnh : Tuổi TrẻTuấn “hạc”
Tuấn “hạc” - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Con gà của năm Đinh Dậu có vẻ là gà nòi! Chẳng thế mà làng võ Việt trong năm qua đã dậy sóng, gây nên một cuộc “binh đao” dữ dội trên mạng, trên truyền thông xoay quanh hai chữ: thách đấu!

Nói đến đó có lẽ mọi người nhớ ngay chuyện tay võ sư Pierre Flores (Vịnh Xuân Nam Anh) lặn lội từ xứ Canada sang tận Việt Nam đòi tỉ thí với một vị chưởng môn lừng lẫy được cho là phát kình công phu như phóng điện.

Đại sư Nam Anh và Flores. - Sputnik Việt Nam
Flores sẽ "đại náo" làng võ Việt Nam 2018?

Trước đó, Flores đã hạ một võ sư tên tuổi tại Hà Nội chỉ sau vài phút "luận kiếm". Từ cuộc "động binh" ồn ào này, người ta đã "khai quật" lại câu chuyện Flores từng bị knock-out bởi Tuấn "hạc". Xung quanh câu chuyện đó, nhiều giai thoại về Tuấn "hạc" đã được dựng lên. Để cung cấp cho bạn đọc những thông tin xác thực nhất, chúng tôi đã tìm lại võ sư Phạm Anh Tuấn, người có biệt danh là Tuấn "hạc".

Cái duyên với nghiệp võ

Khi làng võ Việt bức xúc với chuyện ông đại võ sư "phóng điện" một mực không chịu tỉ thí với Flores, thì người ta phải tìm cho ra một nhân vật nào đó để "rửa mặt" cho làng võ. Nhân vật đó chẳng ai khác chính là Tuấn "hạc" vậy. Nhiều bài viết "rửa mặt" cho làng võ Việt được làm dối đến độ bảo rằng Tuấn "hạc" đã thề rửa tay gác kiếm, nhất định không đề cập đến chuyện võ và giờ đang âm thầm mưu sinh bằng nghề lái taxi!

Không hề có chuyện như vậy. Ở tuổi 39, Tuấn "hạc" vẫn kiếm sống bằng thể thao trong vai trò của một HLV dạy võ, yoga, gym.

© Ảnh : NGUYÊN KHÔI//tuoitreFlores đến thăm và giao lưu võ thuật tại TP.HCM.
Flores đến thăm và giao lưu võ thuật tại TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Flores đến thăm và giao lưu võ thuật tại TP.HCM.

Sẵn sàng tái đấu với Flores

Giải mã “công phu tuyệt mật” của Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo - Sputnik Việt Nam
Đại diện phái Nam Huỳnh Đạo lần đầu lên tiếng về thứ võ công “truyền điện” của mình
Tập võ ai cũng muốn được thi đấu, thi đấu là cách để học hỏi, cọ xát và nâng cao trình độ của người học võ. Nếu Flores muốn thi đấu với tôi, tôi sẵn sàng tham gia với tư cách cá nhân. Tôi không ngại mời Flores đến Việt Nam để giao lưu võ thuật hằng năm nếu anh ấy muốn, nếu thi đấu giao lưu chúng tôi sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật về việc này" — Tuấn "hạc" chia sẻ.

Ngồi trước mặt tôi là một Tuấn "hạc" cao 1,78m và nặng 80kg, có thân hình mà nhìn vào là biết ngay dân có công phu luyện tập không nhỏ. Thấy tôi có vẻ ngưỡng mộ vẻ bề ngoài của Tuấn "hạc", thầy anh — võ sư Đặng Tuấn Hải cười, nhận xét: Võ công của Tuấn "hạc" bây giờ thì thâm hậu hơn xưa rất nhiều, nhưng độ nhanh thì không bằng.

Có một thời, lớp võ do Tuấn "hạc" đứng thu hút hàng trăm võ sinh. Nhưng bây giờ anh chỉ đứng lớp 5-7 môn sinh. Quý hồ tinh bất quý hồ đa, Tuấn "hạc" bảo dạy ít như vậy mới có điều kiện quan tâm đến từng môn sinh, hiểu được nhu cầu, khả năng của từng người và môn sinh phải lĩnh hội được những gì anh nỗ lực truyền dạy.

17h30 một buổi chiều cuối tháng 11-2017, lớp học Vịnh Xuân của HLV Phạm Anh Tuấn tại một góc nhà thi đấu Gia Lâm (Hà Nội) huỳnh huỵch tiếng bước chân, tiếng cười nói của các võ sinh nhí mới khoảng 10 tuổi.

Cũng giống như đám môn sinh nhí của mình, Tuấn "hạc" học võ khi mới 6 tuổi. Người thầy đầu tiên của Tuấn chính là cha anh, một người mê võ tự do và dạy võ cho con chủ yếu với mục đích để tự vệ. Sau này Tuấn "hạc" được học võ bài bản hơn, nhưng môn phái theo đuổi đầu đời là taekwondo chứ không phải Vịnh Xuân.

Anh Tuấn kể: "Thầy Đặng Tuấn Hải là hàng xóm của gia đình tôi và khi đó thầy là VĐV taekwondo của Hà Nội nên tôi theo học thầy. Năm 1996 khi Vịnh Xuân phát triển ở Hà Nội, thầy Hải theo học Vịnh Xuân, vì thế sau đó cũng truyền lại cho chúng tôi môn võ này".

Năm 20 tuổi, Tuấn "hạc" đi bộ đội và đóng quân ở Cam Ranh, Khánh Hòa. Lính công binh nhiều gian khổ, ngày luyện tập đổ mồ hôi trên thao trường nắng cháy đầu, cát bỏng chân, nhưng đêm về Tuấn "hạc" vẫn miệt mài luyện võ.

Thời điểm đó anh nói trình độ kung fu của mình phát triển lên rất nhiều. Rời quân ngũ về Hà Nội năm 2001, Tuấn "hạc" trở lại toàn thời gian với võ. Giờ mỗi ngày anh dành 6-8 tiếng để luyện tập thể thao trong đó có võ, đồng thời đó cũng là công việc kiếm sống của anh.

Hỏi về biệt danh Tuấn "hạc", anh cười hiền, kể: "Đơn giản thôi, năm 2004 Hà Nội thành lập bộ môn Vịnh Xuân thuộc Hội Võ thuật Hà Nội. Lúc đó những nhà sáng lập muốn làm một clip giới thiệu về Vịnh Xuân trên truyền hình và tôi được giao biểu diễn bài Hạc quyền. Từ đó trở đi biệt danh Tuấn "hạc" gắn liền với tôi".

Cuộc tỉ thí với Flores

Võ sư Flores sắp tái đấu với võ sư Tuấn hạc - Sputnik Việt Nam
Cao thủ Vịnh Xuân Flores "nóng mặt", công khai chỉ trích võ sư Tuấn "hạc"
Năm 2009 võ sư Đặng Tuấn Hải và nhiều võ sư khác của Việt Nam được Trung tâm Unesco vinh danh và trao bằng võ sư tại Thiên Đường Bảo Sơn (Hà Nội). Là học trò của thầy Hải nên Tuấn "hạc" có đi dự để chúc mừng thầy.

Tình cờ trong lễ vinh danh, võ sư Flores cũng có mặt. Không biết vì phiên dịch sai hay đó đúng là ý của Flores nhưng võ sư người Canada này được cho là đã đứng lên thách đấu với tất cả các võ sư Việt Nam, gây bất bình trong giới võ học.

Tuy nhiên, cuộc tỉ thí không diễn ra ngay lúc đó mà mãi đến bốn ngày sau. Võ sư Đặng Tuấn Hải nhớ lại: "Sau khi Flores thách đấu các võ sư tại buổi lễ ở Thiên Đường Bảo Sơn, Tuấn đã xin tôi cho được đấu ngay với Flores, nhưng tôi không đồng ý".

Bốn ngày sau buổi lễ, tôi và vài người bạn có hẹn uống cà phê sáng với nhóm người đi cùng Flores tại khu vực hồ Thiền Quang. Tại cuộc cà phê đó, tôi mới đồng ý tổ chức cuộc đấu võ giao lưu này. Lúc đó Tuấn "hạc" không có mặt ở chỗ uống cà phê, nhưng khi được tôi điện thoại anh chạy xe đến ngay.

Cung Lê - Sputnik Việt Nam
Vì sao võ sĩ Kickboxing Cung Lê gọi Pierre Flores là một “kẻ thất bại”?
Thời điểm đó Tuấn chỉ nặng 68kg, không có phong độ tốt nhất, nhưng chỉ đánh khoảng 2 phút thì Flores đã gục, không chống đỡ nổi. Tuy nhiên, giờ nhớ lại chuyện này, chúng tôi vẫn cho rằng đó là một kỷ niệm buồn nên không bao giờ muốn nhắc lại".

Trả lời cho sự ngạc nhiên của chúng tôi về chuyện "kỷ niệm buồn" cho một chiến thắng chóng vánh, võ sư Đặng Tuấn Hải lý giải: hôm đó Tuấn không thể hiện được hết những điều cậu ấy có, Tuấn đánh chỉ với 50% khả năng, trang phục cũng không phù hợp với một cuộc đấu.

Sau trận đánh thắng Flores, Tuấn buồn đến phát khóc, thầy trò chúng tôi sau trận cũng phải nhận sức ép rất lớn từ giới võ học vì màn đấu với Flores của Tuấn bị tung lên mạng. Thành quả với người tập võ không phải từ một trận thắng hay do người khác đánh giá, thiên hạ tung hô. Với chúng tôi, trận đấu của Tuấn với Flores năm 2009 chưa bao giờ là chiến thắng mà là một thất bại.

Chúng tôi đấu với Flores không vì mục tiêu chiến thắng anh ấy mà là để thể hiện bản thân. Khi bản thân không thể hiện được thì đó rõ ràng là sự thất bại, vì thế bao năm qua thầy trò tôi không nhắc đến chuyện đó".

Năm 2017, khi Flores trở lại Việt Nam, đi khắp từ Nam đến Bắc để tỉ thí võ nghệ, câu chuyện 9 năm trước của Tuấn "hạc" lại được nhắc lại. Nhiều người coi Tuấn "hạc" là võ sư ẩn danh có võ nghệ cao cường khi đã đánh bại một võ sư ngoại quốc to cao, công phu thâm hậu.

Nhận định về câu chuyện đó, Tuấn "hạc" nói: "Tôi không phải võ sư mà chỉ là một HLV dạy võ bình thường. Tôi cũng chỉ là một người yêu võ, tập võ chứ không có gì ghê gớm. Thế nhưng với trình độ của tôi đã đủ thắng Flores, tôi nghĩ anh này cũng chỉ là một người tập võ có trình độ rất đỗi bình thường. Ở Việt Nam có cả trăm, cả ngàn người có thể đánh bại Flores".

Tuấn "hạc" mới chỉ thua một trận

"Suốt hơn 30 năm qua từ khi tôi dạy Tuấn "hạc", cậu ấy đấu khoảng 30-40 trận và chỉ thua duy nhất 1 lần vào năm 1996, tuy nhiên đó không phải trận thi đấu chính thức. Điều tôi luôn dạy các môn sinh là hãy dùng sức mạnh của võ thuật để chiến đấu với bản thân, còn khi cần phải đánh thì hãy đánh một cách có văn hóa. Võ thuật là sự rèn luyện, khi đã khổ luyện thì có thể đương đầu được với những khó khăn trong cuộc sống, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn".

Võ sư Tuấn Hải

Nguồn: Tuổi Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала