Tàu sân bay Mỹ vào cảng Đà Nẵng có phải treo cờ Việt Nam không?

© Flickr / U.S. Pacific FleetTwo F/A-18 Super Hornets and two Royal Malaysian Air Force Mig 29 Fulcrum fly in formation above aircraft carrier USS Carl Vinson
Two F/A-18 Super Hornets and two Royal Malaysian Air Force Mig 29 Fulcrum fly in formation above aircraft carrier USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Để vào cảng Đà Nẵng, đoàn tàu hải quân Mỹ sẽ phải tuân thủ các "quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam" do chính phủ Việt Nam ban hành.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 1-3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Hai tàu sân bay của Mỹ  Carl Vinson và Ronald Reagan trong  cuộc tập trận huấn luyện tại vùng biển Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson thăm Việt Nam để làm gì?

Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, đoàn tàu hải quân Mỹ gồm tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer sẽ thăm hữu nghị TP Đà Nẵng từ ngày 5 đến 9-3-2018.

Để vào cảng Đà Nẵng, đoàn tàu hải quân Mỹ sẽ phải tuân thủ các "quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam" do chính phủ Việt Nam ban hành, trong đó có thủ tục treo quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Cụ thể, theo Điều 4 của Nghị định 104/2012/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 5-12-2012, tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của nước có tàu quân sự.

Trường hợp tàu quân sự nước ngoài muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình, Thuyền trưởng/Trưởng đoàn phải xin phép và được Cảng vụ hàng hải hoặc cấp có thẩm quyền tại cảng biển, cảng quân sự nơi tàu neo đậu chấp thuận.

Tàu sân bay USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Tàu Mỹ thăm Việt Nam và phản ứng bất thường của Trung Quốc
Nghị định số 16/2018/NĐ-CP do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành ngày 02/02/2018 (có hiệu lực từ ngày 01/04/2018) về việc "công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông hàng hải Việt Nam" cũng đề cập lại quy định treo quốc kỳ trên.

Bên cạnh đó, nghị định cũng đồng thời bổ sung thêm yêu cầu đối với tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân khi đi trong lãnh hải Việt Nam, căn cứ theo quy định đã được nêu trong Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012.

Theo đó, khi đi trong lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại, nguy hiểm có các nghĩa vụ sau:

— Mang đầy đủ tài liệu hồ sơ kỹ thuật liên quan đến tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc;

— Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền và hàng hóa chở trên tàu thuyền;

— Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

— Tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt, kể cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải rời ngay khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có dấu hiệu hoặc có bằng chứng rõ ràng về khả năng gây rò rỉ chất độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Dự kiến chuyến thăm của đoàn tàu hải quân Mỹ tới Việt Nam sẽ bao gồm lễ đón, họp báo, chào xã giao, các hoạt động trao đổi kỹ thuật, giao lưu thể thao và một số hoạt động cộng đồng.

Nói về chuyến thăm của đoàn tàu Hải quân Mỹ tới Đà Nẵng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:

"Chuyến thăm Đà Nẵng, Việt Nam lần này của tàu sân bay Mỹ được thực hiện theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao 2 nước được nêu trong Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 11-2017, tiếp tục thúc đẩy quan hệ 2 nước phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện.

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала