Thiếu tướng Lê Văn Cương nói về vụ ông Nguyễn Thanh Hóa

© Ảnh : Tư liệu Tuổi trẻThiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an), cho rằng cựu Cục trưởng C50 đã làm hoen ố truyền thống lực lượng CAND.

Như đã đưa tin, ngày 11-3, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với cựu Thiếu tướng, Cục trưởng Cục C50, Bộ Công an, về hành vi tổ chức đánh bạc.
Ông Hóa được xác định là người "bảo kê" cho đường dây đánh bạc dưới hình thức game bài online trị giá hàng ngàn tỉ đồng mà công an tỉnh này đang điều tra.

Ngay sau khi thông tin một thiếu tướng công an bị tước quân tịch, bắt giữ do "tiếp tay" cho tội phạm, dư luận cả nước hết sức bất bình. PGS.TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an, là một trong số đó.

© Ảnh : ploPGS.TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an
PGS.TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an - Sputnik Việt Nam
PGS.TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an

"Tôi cảm thấy bị xúc phạm!"

Đó là chia sẻ đầu tiên của Thiếu tướng Lê Văn Cương khi nói về vụ án mà cựu cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa vừa bị bắt giam do có liên quan.

"Với tư cách là một sĩ quan cao cấp, cả cuộc đời làm việc trong ngành công an, tôi cảm thấy bị xúc phạm. Ông Hóa đã làm hoen ố truyền thống anh hùng của lực lượng CAND" — tướng Cương thẳng thắn.

Theo tướng Cương, từ vụ ông Nguyễn Thanh Hóa cho thấy một điều, đó là tha hóa không trừ một ai; như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, cuộc chiến chống tham nhũng và suy thoái là không có vùng cấm. Không chỉ cán bộ cấp xã, cấp huyện mà ngay cả cấp tỉnh, cấp trung ương cũng đều có thể suy thoái. Trong lực lượng công an, không chỉ cấp úy mà cấp tá hay cấp tướng cũng có thể sa ngã. Lịch sử ngành công an đã chứng minh có những người cao hơn cả ông Hóa, điển hình như một thứ trưởng Bộ Công an trong vụ Năm Cam, vì vậy không thể chủ quan.

"Sự cám dỗ, ma lực của đồng tiền làm tha hóa con người, nó không bị giới hạn bởi điều gì, do đó không được chủ quan" — ông Cương nói.

Lực lượng công an không biệt lập với bên ngoài mà sống trong lòng xã hội; nhiệm vụ của công an là lần sau vào xã hội để tìm ra vết tích tội phạm. Môi trường này rất đặc biệt, sức cám dỗ rất lớn, rất dễ bị "nhiễm". Do đó yêu cầu cán bộ, chiến sĩ phải rèn luyện phẩm chất cá nhân, thậm chí cao hơn so với các ngành khác.

"Con người khác và hơn nhau là ở điểm dừng; ai cũng cần tiền, cũng có nhu cầu vật chất nhưng phải dừng lại ở việc chỉ thụ hưởng những thứ Nhà nước cho phép, đúng với khuôn khổ của luật pháp và chuẩn mực đạo đức. Những ai bước qua điểm dừng ấy chắc chắn sẽ sa ngã, tù tội, ông Hóa là một ví dụ" — tướng Cương nhấn mạnh.

© Ảnh : Trí Thức TrẻSức nóng vụ bắt giữ tướng Nguyễn Thanh Hóa là cực lớn
Sức nóng vụ bắt giữ tướng Nguyễn Thanh Hóa là cực lớn - Sputnik Việt Nam
Sức nóng vụ bắt giữ tướng Nguyễn Thanh Hóa là cực lớn

Thiếu tướng Lê Văn Cương cũng cho rằng qua vụ án nói trên, vấn đề công tác cán bộ trong lực lượng công an là hết sức quan trọng. Ngành công an phải xem xét lại quá trình bổ nhiệm, sử dụng cán bộ.

Không chỉ nói đạo đức sáo rỗng

"Trường hợp của ông Hóa không thể ngày hôm qua tốt và đêm nay mới xấu, nó có cả một quá trình" — tướng Cương khẳng định.

Theo nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an, bố trí, sử dụng cán bộ rồi không có nghĩa dừng lại mà phải thường xuyên kiểm ra, giám sát hoạt động của họ. Tướng Cương dẫn lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo".

Ông nhận định rằng một vài năm trở lại đây, chắc chắn ông Nguyễn Thanh Hóa đã có những biểu hiện khác biệt trong sinh hoạt gia đình, bạn bè,… nhưng bộ máy giám sát đang ở đâu. Phải chăng trong khâu này đã có sơ hở, yếu kém?

"Bộ Công an phải đặc biệt quan tâm hơn nữa đến hệ thống giám sát khi giao nhiệm vụ cho cán bộ. Cấp nào cũng vậy, cục trưởng, tổng cục trưởng và cao hơn nữa, phải không có vùng cấm. Quyền lực nếu không được giám sát thì chắc chắn sẽ tha hóa, ông Hóa là một bài học" — tướng Cương cho hay.

Ngoài ra, ông cho rằng công tác tuyên truyền, rèn luyện đạo đức nói chung và của công an nói riêng nhiều khi còn hình thức. Nếu chỉ có mít tinh, cam kết thì đó chỉ là hình thức, không giải quyết được gì; quan trọng nhất là tổ chức thực tiễn.

"Với vị trí cục trưởng, chắc chắn ông Hóa từng đứng trước hàng trăm cán bộ chiến sĩ của mình để răn dạy, tuyên truyền học tập tấm gương đạo đức, phải thế này, phải thế kia,… nhưng cuối cùng lại xảy ra như vậy. Điều đó cho thấy chúng ta phải đi vào thực chất, không thể chỉ nói sáo rỗng" — tướng Cương thẳng thắn.

Vị nguyên viện trưởng đề nghị phải xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, công khai đối với trường hợp ông Nguyễn Thanh Hóa và cả những cá nhân khác có sai phạm.

Ông Nguyễn Thanh Hoá - Sputnik Việt Nam
Vì sao cựu tướng Nguyễn Thanh Hóa bị Công an Phú Thọ khởi tố?

Bên cạnh đó, dù rất bất bình, nhưng ông khuyên người dân cần bình tĩnh, công tâm; không nên vì sự kiện này mà đánh giá sai bản chất tốt đẹp, cách mạng của lực lượng công an. Bởi không chỉ riêng ngành công an, riêng công an Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới đều có có hiện tượng tiếp tay cho tội phạm. Đó là vấn đề toàn cầu.

"Trong một năm, lực lượng công an phá hàng trăm vụ án, thu giữ hàng tấn co-ca-in, hàng triệu viên ma túy đá,… những chiến công thầm lặng ấy phải được ghi nhận" — tướng Cương nói.

Nguồn:PLO

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала