Việt Nam: Khi những người “gác cửa” đã hoàn toàn bị mua chuộc...

© Ảnh : Tư liệu Tuổi trẻThiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đã và đang ngày càng có nhiều người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để “bảo kê” cho các hoạt động phạm pháp nhằm thu lợi bất chính.

Những ngày qua, dư luận xã hội bất ngờ và phẫn nộ trước việc ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) — Bộ Công an, cùng một số cán bộ công an bị phát hiện liên quan đến đường dây đánh bạc qua mạng xuyên quốc gia có quy mô đặc biệt lớn, lên đến hàng ngàn tỷ đồng.Kết quả điều tra ban đầu cho thấy ông Hóa có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để "bảo kê" đường dây đánh bạc này hoạt động trong thời gian dài, nhằm hưởng một phần tiền thu lợi bất chính.

Phan Sào Nam - một trong hai ông trùm của đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng - Sputnik Việt Nam
“Hoàng tử bóng đêm” đường dây đánh bạc khiến tướng Nguyễn Thanh Hoá vào tù là ai?

Điều đáng nói, ông Hóa lại là người đứng đầu C50, đơn vị của Bộ Công an có nhiệm vụ tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao. Nghĩa là ông đã dùng kiến thức, kinh nghiệm của mình trong việc phòng chống, đấu tranh hành vi đánh bạc qua mạng để "bảo kê" chính loại tội phạm này. 

Cùng thời điểm trên, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư (LS) TPHCM cũng ban hành quyết định xử lý kỷ luật với hình thức xóa tên khỏi danh sách Đoàn LS TPHCM đối với LS Phạm Công Út. Ông Út bị kỷ luật vì đã "xù" tiền khách hàng, dù không thực hiện được hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng vẫn không chịu trả lại 1 tỷ đồng thù lao đã nhận.Thay vì thể hiện thiện chí giải quyết vụ việc, ông Út lại không thừa nhận sai phạm, chỉ hoàn trả một phần tiền, đồng thời đặt điều kiện khách hàng phải rút đơn khiếu nại, nếu không sẽ khởi kiện ngược lại khách hàng. Hành vi của LS Út đã vi phạm nhiều quy định của Luật LS, của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp LS Việt Nam, làm xấu đi hình ảnh người LS, lẽ ra phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng thì lại chiếm đoạt tiền thù lao trong khi không hoàn thành công việc.

Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Sputnik Việt Nam
Trung tướng Phan Văn Vĩnh chính thức lên tiếng vụ bắt tướng Nguyễn Thanh Hóa
Đây không phải là những trường hợp đầu tiên cán bộ công an, LS sai phạm bị xử lý kỷ luật hoặc bị khởi tố điều tra, xét xử. Nổi cộm có vụ án Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, không chỉ đạo tổ chức truy bắt một đối tượng bị truy nã — dù được cấp dưới báo đối tượng này đang trốn ở Hải Phòng; sau đó Trọng nhờ đối tượng này tham gia đưa anh trai của mình là Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, khi ấy đang bị Bộ Công an khởi tố) trốn ra nước ngoài.Với hành vi này, ông Trọng lãnh 17 năm 3 tháng tù về 2 tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài".

Còn theo thống kê của Liên đoàn LS Việt Nam, trong năm 2016, các đoàn LS xóa tên 73 LS, trong đó có 17 trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Chưa kể đã có những LS phải trả giá cho hành vi phạm tội bằng án tù. Công an nhân dân được giao nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; và hoạt động nghề nghiệp của LS nhằm góp phần bảo vệ pháp chế, bảo vệ công lý. Là những người hiểu rất rõ quy định của pháp luật, có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật nhưng họ đã vì lợi ích của bản thân mà quên đi chức trách, nhiệm vụ của mình, cố tình phạm luật. Những trường hợp sai phạm này cần được xử lý nghiêm thì mới lấy lại được niềm tin trong nhân dân về những người được giao nhiệm vụ thực thi và bảo vệ pháp luật.

Theo: SGGP    

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала