Người dân Việt cảm nhận tỷ lệ tham nhũng trong lĩnh vực công đã giảm

© Fotolia / AoshivnHà Nội
Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Công khai minh bạch, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công,... là những chỉ số hiệu quả trong quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam đã được cải thiện. Đặc biệt, trong năm 2017, sự gia tăng về điểm ở chỉ số lĩnh vực Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công tăng 0,35%.

Ngày 4/4 tại Hà Nội, chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP); trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng công ty phân tích Thời gian thực (RTA) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2017 (PAPI 2017) để đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân.

Kết quả phân tích dữ liệu thống kê PAPI 2017 cho thấy một xu thế tích cực. Chỉ số nội dung "Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các cấp chính quyền đang được cải thiện qua bốn nội dung: Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương; Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công; Công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công và Quyết tâm chống tham nhũng.

Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có tín hiệu tích cực về phòng, chống tham nhũng
Ngược với xu thế đi xuống liên tục từ năm 2013 đến 2016, năm 2017, người dân đánh giá tích cực hơn về nỗ lực phòng chống tham nhũng ở địa phương. Điểm số của 33 tỉnh/thành phố tăng ở chỉ số này và chỉ có 6 tỉnh bị sụt giảm điểm. Đặc biệt, tỉ lệ người trả lời cho biết cán bộ chính quyền không dùng tiền công quỹ vào mục đích riêng tăng đến 10% (từ 54% năm 2016 lên 64% năm 2017). Tỉ lệ người trả lời cho biết không phải chi thêm tiền để được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tăng từ 46% năm 2016 lên 55% năm 2017.

Cùng với đó, tỉ lệ người trả lời cho biết không phải chi thêm tiền để được quan tâm hơn khi đi khám chữa bệnh hay để con cái được quan tâm hơn. Bên cạnh đó, tỉ lệ người cho biết không phải đưa tiền "lót tay" để xin được việc làm trong cơ quan nhà nước tăng nhẹ (từ 37% năm 2016 lên 43% năm 2017).

Mặc dù chưa đạt được mức của những năm 2011 và 2012 nhưng xu thế đảo chiều so với giai đoạn từ năm 2013 đến 2016 rất đáng được ghi nhận. Tuy vậy, vẫn còn một số tiêu chí giảm sút. Thông qua kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ người dân biết về Luật phòng chống tham nhũng giảm tương đối đáng kể (5%). Một dấu hiệu không tích cực nữa là mức tiền đòi hối lộ người dân bắt đầu tố cáo tăng dần đều (với số tiền người dân cho biết sẽ tố giác hành vi đòi hối lộ của cán bộ, công chức tăng từ 25,5 triệu VND năm 2016 lên 27,5 triệu VND năm 2017).

Bên cạnh đó, tỉ lệ người bị vòi vĩnh đã tố giác hành vi đòi hối lộ rất thấp (chỉ khoảng 3% cho biết đã tố giác trong cả hai năm 2016, 2017 thấp hơn tỉ lệ 9% năm 2011 và 7% năm 2012). Người dân cho biết chính quyền tỉnh/thành phố đã xử lý nghiêm túc các vụ việc tham nhũng tại địa phương cũng ở mức thấp (35% năm 2017).

Qua kết quả khảo sát PAPI năm 2017 cho thấy, tỉ lệ người dân cảm nhận có tham nhũng trong khu vực công và trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công giảm so với năm 2016. Tuy nhiên, một khía cạnh người dân chưa thấy có sự cải thiện là quyết tâm phòng chống tham nhũng của cấp chính quyền tỉnh/ thành phố. Điều này cho thấy, mặc dù người dân cảm nhận ít nhũng nhiễu hơn ở cấp thừa hành, song họ đánh giá cấp chính quyền tỉnh chưa thực sự chủ động trong kiểm soát tham nhũng. Rất có thể những nỗ lực kiểm soát tham nhũng gần đây ở cấp trung ương ít nhiều tác động tới cảm nhận của người dân về sự tham nhũng vặt ở địa phương thay vì những quyết tâm thực sự của chính quyền tỉnh trong kiểm soát tham nhũng tại địa phương. Các mối quan hệ nhân — quả được tiếp tục nghiên cứu và phân tích trong thời gian tới.

Nguồn: Nguoiduatin                   

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала