Việt Nam trong CPTPP: Đòn bẩy cho cải cách kinh tế và những cơ hội vàng có một không hai

© AFP 2023 / Roberto SchmidtNgười bán hàng rong đạp xe ngang qua trung tâm thương mại, Hà Nội, Việt Nam
Người bán hàng rong đạp xe ngang qua trung tâm thương mại, Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam tham gia CPTTP hay còn gọi là TPP 11 bắt đầu từ chính sự cùng chiều của ý tưởng cải cách, dù sức ép cạnh tranh với tiêu chuẩn cao sẽ vô cùng lớn.

Chương trình Bàn tròn trực tuyến với chủ đề "Việt Nam trong CPTPP: cú hích cải cách và những cơ hội vàng".

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trần Tuấn Anh trong chuyến thăm Santiago, Chile - Sputnik Việt Nam
Ý kiến chuyên gia: CPTPP có phải là canh bạc “được ăn cả ngã về không” của Việt Nam?

Chương trình có sự tham gia của 3 vị khách mời:

—  Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương, trưởng đoàn đàm phán Hiệp định

—  Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)- Đại học Quốc gia Hà Nội

—   Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc trung tân WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Quy tắc thương mại mới làm nên giá trị của TPP 11

Nhà báo Phạm Huyền: Trở lại hành trình đầy trắc trở, đầy gập ghềnh, đi từ TPP cho tới Hiệp định CPTPP, thưa Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, tính từ khi khởi động đàm phán cho đến nay, xin ông có thể chia sẻ đôi điều về cảm xúc của mình khi giữ trọng trách trưởng đoàn đàm phán từ thời Hiệp định TPP?

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Trước hết, để dễ theo dõi, tôi xin gọi Hiệp định TPP trước đây là hiệp định TPP- 12 vì có 12 nước tham gia, còn Hiệp định CPTPP hiện nay, tôi xin phép được gọi là TPP — 11 để dễ theo dõi.

Nói việc đàm phán TPP —11 khó khăn, trắc trở cũng đúng, nhưng điều này đã được dự đoán trước, bởi có 2 lý do.

Lý do thứ nhất là TPP- 12 mất đến 6 năm để đàm phán và phải thiết lập một sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa 12 nước. Sau khi Mỹ đi rồi thì sự cân bằng ấy bị mất đi, 11 nước còn lại dứt khoát phải ngồi lại với nhau, phải đàm phán để tìm ra một điểm cân bằng mới mà không được phép làm giảm giá trị của Hiệp định. Đó là một điều rất khó.

© Ảnh : VietnamNetThứ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Quốc Khánh
Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Quốc Khánh - Sputnik Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Quốc Khánh

Cái khó thứ hai là thời gian không nhiều. Mọi sự được khởi động vào tháng 5 tại Hội nghị Bộ trưởng các nước TPP tại Hà Nội, đặt ra mục tiêu là đến tháng 11, khi diễn ra Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng thì phải đạt được hiệp định, hoặc ít nhất là đạt được một hiệp định nguyên tắc. Với những người đàm phán, đó gần như là một nhiệm vụ bất khả thi. Tuy nhiên, mọi người đã hết sức cố gắng.

Cuối cùng, nhờ quyết tâm chính trị của các bên tham gia đàm phán, nhờ việc đưa ra một số nguyên tắc lớn, ví dụ như không động chạm đến các cam kết về mở cửa thị trường, cho phép hoãn thực thi một số nhiệm vụ khó, danh mục cần hạn chế thì đến Hội nghị Đà Nẵng, các nội dung đàm phán đã hòm hòm. Nhờ quyết tâm của các nước, tại đây, các bên đã đưa ra được tuyên bố của các Bộ trưởng.

Tuyên bố của các Bộ trưởng ở Đà Nẵng có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó khẳng định chỉ tạm hoãn 20 điều khoản của hiệp định TPP- 12, tạo thành Hiệp định TPP- 11. Đồng thời, khẳng định rằng giữa các nước chỉ còn 4 vấn đề nữa cần phải bàn bạc tiếp.

Cuộc gặp của các nước tham gia TPP - Sputnik Việt Nam
CPTPP – Những nội dung của một Hiệp định tiêu chuẩn cao?
Tuyên bố Đà Nẵng quan trọng ở chỗ nó đóng lại chỉ còn 4 vấn đề, không cho phép ai mở thêm một vấn đề nào nữa. Cho nên, đến tháng Giêng, các nước gặp nhau một lần nữa và kết thúc được hiệp định. Lễ ký đã diễn ra tại Chi Lê ngày 8/3 vừa qua.

Nhà báo Phạm Huyền:Người ta vẫn nói về hiệp định TPP — 12 trước đây, việc Mỹ tham gia là nhân tố rất hấp dẫn. Vậy xin ông có thể nói rõ hơn, cuộc chơi trong TPP — 11 sẽ khác biệt ra sao khi không có Mỹ?

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Khi nói về hiệp định TPP- 12 trước đây, dư luận xã hội thường quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh mở cửa thị trường. Khi nói về cơ hội, cũng đề cập tới cơ hội mở cửa thị trường như thế nào và khi nói về thách thức cũng nói rằng sức ép cạnh tranh của sản phẩm nước ngoài sẽ ra sao?

Thực ra, bên cạnh việc đàm phán mở cửa thị trường cho nhau, 12 nước TPP cũ còn hướng đến một mục tiêu cao cả hơn nhiều. Hiện nay, quy tắc và chuẩn mực quốc tế đã được soạn ra từ những năm 90, tức là cách đây gần 30 năm rồi.

Cho đến giờ phút này, với thực tiễn thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt với sự thay đổi, tiến bộ của khoa học, công nghệ, đòi hỏi phải có các quy tắc mới trong thương mại quốc tế, vừa cho những lĩnh vực mới, phát sinh trong thời gian vừa qua, vừa phải hoàn thiện lại các quy định, lĩnh vực đã có trước đây.

12 nước TPP trước đây đã cố gắng đưa ra các tiêu chuẩn mới, hoàn thiện các tiêu chuẩn của hệ thống thương mại quốc tế và đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn để điều chỉnh các lĩnh vực mới đã xuất hiện trong thương mại quốc tế, ví dụ lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước hay thương mại điện tử là những lĩnh vực mới.

Với những vấn đề mới như thế thì dù có Mỹ hay không có Mỹ thì cũng không sao cả. Nó vẫn là bộ quy tắc và tiêu chuẩn như thế, 11 nước TPP đã đồng thuận với nhau, vẫn duy trì bộ quy tắc và bộ tiêu chuẩn đó như một bộ quy tắc mới cho thương mại quốc tế.

Sau khi hiệp định được ký kết, rất nhiều nước bày tỏ sự quan tâm và rất muốn tham gia. Qua đó, cho thấy họ rất mong muốn được tham gia vào một bộ quy tắc mới như vậy. Cho nên, chúng tôi cho rằng, dù không có Mỹ thì hiệp định TPP 11 vẫn có sức hút và các nước sẽ vẫn tiếp tục gia nhập hiệp định này.

Như vậy, chứng tỏ rằng, khi đàm phán hiệp định không chỉ có vấn đề mở cửa thị trường cho nhau mà hiệp định TPP- 11 còn có một vai trò nữa là đưa ra một bộ quy tắc mới. Điều đó sẽ làm tăng giá trị của TPP — 11, dù không có Hoa Kỳ.

Vận chuyển container tại hải cảng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Báo Nhật: Việt Nam và châu Á dẫn đầu thương mại tự do với CPTPP
Nhà báo Phạm Huyền: Tuy nhiên, Mỹ  đóng một vai trò rất quan trọng. Tôi còn nhớ là Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách cũng đã có những báo cáo nghiên cứu về hiệp định TPP- 12 với vai trò của Mỹ.

Thưa TS.Nguyễn Đức Thành, vậy cảm nhận đầu tiên của ông là gì khi hiệp định này được công bố ký kết, một hiệp định TPP- 11 không có Mỹ?

TS.Nguyễn Đức Thành: Trước hết, qua theo dõi, tôi thấy hiệp định TPP —12 rất quy mô, rất lớn khi có sự tham gia của Mỹ. Có thể nói, sự tạo dựng kết hợp với sự áp đặt trong luật chơi của Mỹ, một mặt cũng đem lại nhiều thách thức, nhưng cũng là sự hy vọng để Việt Nam tiến thẳng lên cùng với các nước theo luật chơi mới. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng về dài hạn cũng sẽ có nhiều thay đổi.

© Ảnh : VietnamNetTS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR)
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) - Sputnik Việt Nam
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR)

Về quy mô, khu vực TPP 12 chiếm đến 40% của GDP trên toàn cầu, đấy là con số khổng lồ. Sang đến TPP-11, đa phần các nước sẽ cảm thấy thất vọng khi người chơi lớn như Mỹ, một thị trường lớn với cách áp đặt cùng những tiêu chuẩn thương mại họ muốn cũng rất cương quyết như vậy không còn ở trong đó nữa, thì cũng phần nào cảm thấy quy mô của khu vực thương mại tự do này sẽ giảm đi. Thực sự, nó giảm đi rất nhiều, chỉ chiếm 14% trên toàn cầu thôi, giảm đi rất mạnh.

Trong 14% đó, có thể thấy bên cạnh các nước đầu tàu, dẫn dắt như Nhật, Canada hay các nước như Úc, New Zealand là những nước khác ở trong khu vực ASEAN của chúng ta như Singapore hay Brunei.

Với việc thay đổi như vậy, tôi cho rằng lợi ích của Việt Nam bị sụt giảm về mặt thị trường theo như Thứ trưởng Khánh đã nhấn mạnh. Bởi đến nay, Mỹ được xem như một thị trường lớn nhất của Việt Nam để xuất khẩu dù chưa có TPP 11 hay TPP 12 gì cả.

Tôi cũng đã hy vọng khi có TPP 12 sẽ mang lại thị trường rất lớn, còn bây giờ tạm thời chưa có cơ hội đó, mặc dù cơ hội xuất khẩu vào Mỹ vẫn tiếp tục phát triển theo tuyến riêng.

Nhà máy sản xuất may mặc gần Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam được lợi ích gì từ CPTPP
Còn vấn đề lợi ích đến từ TPP,  thì như Thứ trưởng Khánh và nhiều người đã nói, nó không chỉ là vấn đề về mở rộng thị trường, mà còn là vấn đề thay đổi thể chế, thay đổi các cơ hội khác, điều này sẽ có hay không.

Một số người lo ngại rằng, TPP 11 này sẽ mềm hơn một chút khi không có sự tham gia của Mỹ, đặc biệt là các vấn đề về cải cách thể chế trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực lao động, điều kiện của người lao động hay vấn đề môi trường chẳng hạn. Ngoài ra vấn đề sở hữu trí tuệ, trong TPP 11 này cũng có một số vấn đề phải tạm gác lại để bàn bạc.

Đấy là điều giúp cho Việt Nam bớt căng thẳng hơn, bớt sức ép hơn, theo quan điểm của chúng tôi là như vậy.

Nhưng ngược lại, về dài hạn, có thể chúng ta sẽ buông lỏng hơn nỗ lực cải cách. Bởi như chúng ta biết rồi, mong muốn của các nước khi gia nhập TPP trong đó có Việt Nam, chính là mong muốn để cải cách, cũng như chúng ta đã thay đổi đất nước rất nhiều trong thời kỳ mở cửa, cải cách vừa qua.

Nhật và một số nước khác cũng vậy, cũng muốn thông qua đó để tạo áp lực cho các nhóm lợi ích để mở cửa thị trường nhiều hơn, chẳng hạn, khu vực nông nghiệp chẳng hạn.

Con đường đi vào thị trường châu Mỹ tiềm năng

Cuộc gặp của các nước tham gia TPP - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chờ đợi gì ở Hiệp định CPTPP sắp được ký?
Nhà báo Phạm Huyền:  Thưa bà Nguyễn Thu Trang, với cộng đồng doanh nghiệp thì TPP 11 có còn thực sự hấp dẫn như trước đây?

Bà Nguyễn Thu Trang: Vâng, nếu chỉ hỏi là có hấp dẫn như TPP 12 không thì câu trả lời chắc chắn là không thể hấp dẫn như TPP 12  rồi.

Đặc biệt là không hấp dẫn với nhóm kinh tế xuất khẩu với kinh tế Việt Nam với tính chất nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, trong khi Mỹ lại là một thị trường rất đáng kể mà chúng ta rất kỳ vọng ở TPP.

© Ảnh : VietnamNetBà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, VCCI
Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, VCCI - Sputnik Việt Nam
Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, VCCI

Tuy nhiên nếu hỏi rằng,  nó còn hấp dẫn không thì câu trả lời là có. Bởi nếu chúng ta định nghĩa hay chúng ta nhìn nhận qua sự thể hiện quan tâm của doanh nghiệp thì chúng tôi thấy doanh nghiệp rất quan tâm.

Doanh nghiệp rất lo lắng khi đầu năm 2017, Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP và cảm thấy rất ngơ ngác vì một loạt hy vọng bị đứng khựng lại, doanh nghiệp cảm không biết sắp tới sẽ thế nào.

Tất cả những bước sau đó như Thứ trưởng Khánh đã nói sự hình thành những nguyên tắc ở APEC tại Hà Nội vào tháng 5 hay tiếp đến những đàm phán ở APEC ở Đà Nẵng vào tháng 11 thì doanh nghiệp rất quan tâm. Sự quan tâm này cho thấy TPP —11 vẫn còn hấp dẫn với doanh nghiệp.

Còn nếu chúng ta nhìn hấp dẫn được thể hiện ở lợi ích thì chúng tôi cũng có khẳng định rằng lợi ích về xuất khẩu không còn lớn như khi còn TPP, nhưng lợi ích của nó vẫn có.

Chúng ta chỉ cần đơn giản nhìn qua các con số thôi thì có thể thấy, một CPTTP này trước mắt có thể bằng 3 hiệp định thương mại tự do với thị trường như Canada, Mexico hay Peru là những thị trường chúng ta chưa có hiệp định thương mại tự do nào.

Đồng thời, nó mở ra cho chúng ta con đường vào khu vực châu Mỹ, có thể trước đây do chúng ta chưa có con đường ưu tiên nên nó chưa phải là một thị trường tiềm năng, nhưng bây giờ nó rất tiềm năng.

Nếu xem xét về mặt định lượng thì như các bạn cũng biết, Ngân hàng Thế giới hay Viện Nghiên cứu của Nhật và thậm chí Bộ Kế hoạch và Đầu tư của chúng ta cũng đã có nhưng phân tích để nói rằng ở các góc độ khác nhau, GDP hay những yếu tố khác về xuất nhập khẩu đều sẽ tăng trưởng nhờ tác động của CPTPP.

Vừa rồi, chúng tôi chưa có thời gian để khảo sát doanh nghiệp, nhưng khi chúng tôi khảo sát các doanh nghiệp về hiệp định TPP và các hiệp định thương mại khác, điều họ mong chờ nhất là những cải cách về thể chế. Những cải cách về thể chế trong CPTPP gần như không có gì thay đổi so với TPP. Vì vậy, ở nhiều góc độ, chúng tôi thấy CPTPP vẫn còn hấp dẫn.

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông Trần Quốc Khánh, ông có thể nói gì thêm về lợi ích mà hiệp định này sẽ mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp? Các nghiên cứu trước đây thường chỉ ra những con số lợi ích rất ấn tượng, nhưng tới hiệp định này, các con số lợi ích đó có liệu có suy giảm?

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Trước đây, các nghiên cứu rất nghiêm túc đều nói rằng Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TPP 12. Hiện nay, với TPP 11 cũng có nhiều nghiên cứu khác nhau. Tất nhiên, mỗi nghiên cứu khác nhau sẽ đưa ra những kết quả khác nhau. Nhưng nhìn chung, mọi người đều nhìn nhận rằng Việt Nam không còn là nước được hưởng lợi nhiều nhất nữa.

Điều này cũng đúng thôi, bởi vì cơ cấu kinh tế khác nhau, cơ cấu xuất khẩu trong TPP 11 so với TPP 12 là khác nhau, như cơ cấu xuất khẩu và cơ cấu kinh tế của mình được bổ sung rất mạnh với thị trường Hoa Kỳ. Nếu có thị trường Hoa Kỳ thì lợi ích của ta sẽ lớn hơn rất nhiều. Với cấu trúc của TPP 11 như hiện nay, các nước Malaysia hay Canada sẽ hưởng lợi nhiều hơn Việt Nam.

© Ảnh : VietnamNetBàn tròn trực tuyến về hiệp định CPTPP
Bàn tròn trực tuyến về hiệp định CPTPP - Sputnik Việt Nam
Bàn tròn trực tuyến về hiệp định CPTPP

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam
CPTPP và vai trò của Việt Nam
Tuy nhiên, như chị Trang và anh Thành cũng nói rồi, tuy rằng lợi ích nhỏ hơn nhưng lợi ích nó vẫn có, lợi ích là có thật. Cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả Ngân hàng Thế giới đều đã làm những nghiên cứu rất nghiêm túc và khẳng định là có. Thậm chí có thể làm GDP của chúng ta trong 10 năm tới có thể tăng thêm từ 1 — 2% GDP.

Còn thị trường xuất khẩu thì có 3 thị trường mới, chưa bao giờ có quan hệ thương mại tự do với chúng ta là Canada, Mexico và Peru. Nhật Bản cũng mở cửa thêm một chút cho nông sản của chúng ta trong hiệp định TPP 11 này. Tổng hòa những yếu tố đó, chúng tôi thấy nó vẫn mang lại những cơ hội lớn cho doanh nghiệp.

Đặc biệt thị trường theo cá nhân tôi đánh giá rất hấp dẫn, là thị trường Mexico, thị trường đó hấp dẫn đến độ các bạn Mexico cũng rất ngại đàm phán với Việt Nam, rất ngại các sản phẩm Việt Nam. Bởi người Mexico cũng biết rằng nếu Mexico đưa thuế nhập khẩu còn 0% thì có thể rất nhiều sản phẩm của Việt Nam thâm nhập được vào thị trường Mexico.

Chúng tôi cũng kêu gọi các doanh nghiệp cố gắng nghiên cứu sớm các cơ hội của thị trường Mexico, cũng như những cơ hội mới được tạo ra ở thị trường Nhật Bản, Canada và Peru.

Nhà báo Phạm Huyền:  Nói đến các FTA, kể cả các hiệp định trước không có tiêu chuẩn cao như hiệp định này, các doanh nghiệp Việt Nam đôi khi vẫn chưa hấp thụ được hết những cơ hội.  Vậy với hiệp định TPP 11 này, xin ông có thể hé mở tiêu chuẩn cao này  như thế nào và nó có quá sức đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hay không?

Ông Trần Quốc Khánh: Khi chúng ta nói về chuyện quá sức hay không quá sức, chúng ta phân tích ở hai hướng.

Thứ nhất là sức ép cạnh tranh từ bên ngoài vì mình mở cửa thị trường, hàng hóa dịch vụ của nước ngoài sẽ vào. Vậy mình đánh giá xem với hiệp định TPP 11 này, sức ép cạnh tranh mới tăng hơn so với trước đây thì có đáng ngại hay không và có quá sức hay không?

Khía cạnh thứ hai là với một hiệp định thương mại tự do, thông thường sẽ dẫn đến chuyện chúng ta phải điều chỉnh lại thể chế của mình, điều chỉnh pháp luật của mình. Vậy những điều chỉnh pháp luật ấy có quá sức với chúng ta hay không?

Về phía cạnh tranh, trước đây trong hiệp định TPP 12, chúng ta cũng phân tích rất nhiều rồi. Sau khi phân tích, chúng ta thấy rằng tuyệt đại đa số các trường hợp cơ cấu kinh tế và cơ cấu xuất khẩu bổ sung cho chúng ta nhiều hơn là cạnh tranh trực tiếp. Cho nên, sau khi tính toán rất kỹ, chúng ta đi đến kết luận là có hai mặt hàng sẽ gặp phải khó khăn lớn nhất là thịt lợn và thịt gà, mà đối tác sẽ gây khó khăn cho chúng ta sẽ là Hoa Kỳ

Tuy nhiên, bây giờ TPP 11 không còn Hoa Kỳ nữa, cho nên cũng không có ai trong TPP 11 có thể sản xuất thịt lợn, thịt gà gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam cả. Chính vì vậy, nếu xét về sức ép cạnh tranh thì chúng tôi cho rằng nó không quá sức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Washington, DC - Sputnik Việt Nam
Mỹ rời TPP, Việt Nam sẽ ứng xử thế nào?
Bởi trong số 10 đối tác thì 7 đối tác chúng ta đã ký hiệp định thương mại dự do rồi, chỉ còn 3 đối tác mới thôi. Cạnh tranh gia tăng chỉ xuất phát từ 3 đối tác mới là Canada, Mexico và Peru. Nhưng trong giờ phút này chúng ta vẫn chưa thấy sản phẩm nào của Canada, Mexico cũng như Peru có tiềm năng gây ra một sự cạnh tranh đáng kể trên thị trường Việt Nam.

Sức ép thứ hai có quá sức hay không là thay đổi thể chế?  Mới nhìn qua, chúng ta cũng có thể thấy rằng có nhiều quy tắc mới về doanh nghiệp Nhà nước, về mua sắm của các cơ quan Chính phủ, về sở hữu trí tuệ… Dự kiến chúng ta sẽ phải thay đổi pháp luật rất nhiều.

Chúng tôi xin khẳng định điều đó không quá sức. Bởi vì trước khi chúng ta tham gia đàm phán thì chúng ta đã tính toán rồi. Chúng ta đồng ý đàm phán hiệp định TPP 12 trước đây vì chúng ta nhận thấy rằng cái mường tượng của chúng ta về hiệp định TPP 12 là cùng chiều với các ý tưởng cải cách của mình.

Không phải ngẫu nhiên chúng ta đồng ý đàm phán về doanh nghiệp Nhà nước mà vì các quy định của TPP 12 về doanh nghiệp Nhà nước cùng chiều với ý tưởng cải cách của chúng ta.  Một khi các quy tắc của hiệp định TPP 12 cũng như hiệp định TPP 11 bây giờ cùng chiều với ý tưởng cải cách của mình rồi thì chúng tôi nghĩ rằng sẽ nhận được sự đồng thuận của nhân dân, cũng như của các cơ quan quản lý Nhà nước, hợp lòng dân.

Chúng tôi hy vọng sẽ được ủng hộ và quá trình thay đổi pháp luật sẽ diễn ra một cách suôn sẻ chứ không hề quá sức đối với Việt Nam.

Theo: VietnamNet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала