Đàn ông Việt trêu ghẹo phụ nữ: Từ "con mồi" trên bàn nhậu đến chuyện động chạm thân xác

CC0 / adamkaka / Cô gái Việt Nam
Cô gái Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Rất nhiều đàn ông ở Việt Nam nghĩ việc trêu ghẹo phụ nữ chỉ để “vui thôi mà”. Đến một lúc nào đó, người ta không còn phân định được đâu là ranh giới giữa đùa vui và quấy rối.

Khi bắt đầu nghề báo, bài học đầu tiên những sinh viên như tôi truyền tai nhau là: phải biết nhậu để gặp gỡ nguồn tin. Và thực tế, trong gần 10 năm qua, tôi đã nhiều lần chứng kiến cánh đàn ông đem phụ nữ ra làm chuyện mua vui trên bàn nhậu.

Buôn người - Sputnik Việt Nam
Công an điều tra vụ nghi xâm hại tình dục liên quan nhà báo Anh Thoa

Đáng sợ hơn nữa là những câu thách thức, đố nhau rủ rê được cô sinh viên này, cô thực tập sinh kia ra tham gia. Và những người có vai vế đó móc điện thoại ra: "Em đến ngay đây. Có gì về làm sau. Ra đây anh giới thiệu em với mấy anh này quan trọng lắm".

Cô gái xuất hiện. Những ánh nhìn đắc ý đầy thỏa mãn.

"Em là lính anh X. nên em ra đúng rồi, uống với anh một ly." Chẳng có công việc gì. Nhiều cô gái trẻ nhanh chóng hiểu ra họ chỉ là trò mua vui. Nhưng không có lựa chọn khác. Từ chối những cuộc nhậu và lời rủ rê như thế dễ đóng lại nhiều cánh cửa sự nghiệp vốn chỉ mới bắt đầu.

Và trên bàn nhậu, những hành vi bông đùa thoạt đầu trông có vẻ vô hại: vuốt tóc, chạm đùi, ôm vai bá cổ, hay gợi ý để "anh đưa về" khi cuộc nhậu tàn, kèm theo cái nháy mắt "gửi gắm" cô gái đầy ẩn ý. Nhưng đó hoàn toàn có thể là điểm bắt đầu cho những hành vi đầy nguy cơ sau đó. Cánh đàn ông trong cơ quan truyền tai nhau cô này "dễ", người kia "lẳng lơ", em này "ngon".

"Vui thôi mà"

Làm nghề PR bar buộc phải uống nhiều bia rượu - Sputnik Việt Nam
Sốc: Thác loạn tiệc thoát y, khỏa thân nhảy múa giữa trung tâm Sài Gòn (Video)
Những chuyện này không có gì lạ ở bất kỳ công ty hay tổ chức nào ở Việt Nam. Một báo cáo có tên "Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái" do tổ chức ActionAid thực hiện năm 2014 cho thấy: Rất nhiều đàn ông ở Việt Nam nghĩ việc trêu ghẹo phụ nữ là "bình thường" và thậm chí chính phụ nữ cũng thấy vậy, dù họ cảm thấy "không thoải mái" và đôi khi "sợ hãi".

Báo cáo trên tiến hành khảo sát 2.000 người tại Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, "87% phụ nữ và trẻ em gái đã từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng". Nhóm học sinh và sinh viên nữ bị quấy rối nhiều nhất (60%), sau đó là nhóm công chức nhà nước, giúp việc gia đình, nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh và nhóm thất nghiệp.

Theo một nghiên cứu khác do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), phần lớn các nạn nhân bị quấy rối tình dục ở Việt Nam là nữ giới (78,2%) ở độ tuổi từ 18 đến 30.

Bắt đầu từ những hành vi tưởng chừng là "trò đùa", quấy rối tình dục không chừa giới tính hay môi trường nào, cho dù là người nổi tiếng hay "thường dân" công sở. Đến một lúc nào đó, người ta không còn phân định được đâu là ranh giới giữa đùa vui và quấy rối.

Liên Hợp Quốc định nghĩa quấy rối tình dục là hành vi tình dục mà người bị tác động không mong muốn, có thể là hành vi gợi ý, đòi hỏi về tình dục bằng ngôn ngữ hay đụng chạm cơ thể. Theo định nghĩa, nhiều hành động được liệt kê sau đây có thể khiến nhiều người ngỡ ngàng: nhìn chằm chằm hoặc thể hiện cử chỉ mà người đó không muốn; gửi thư, tin nhắn, gọi điện tán tỉnh, quấy rối, đùa giỡn, đặt câu hỏi hoặc bình luận về tình dục khiến đối tượng khó chịu; gọi một người lớn là "gái", "khoai to", "em yêu"; huýt sáo trêu ghẹo; hay khi thảo luận công việc lại chuyển qua nói chủ đề tình dục.

© AP Photo / Michel EulerÔng trùm điện ảnh Harvey Weinstein và cáo buộc quấy rối tình dục
Ông trùm điện ảnh Harvey Weinstein và cáo buộc quấy rối tình dục  - Sputnik Việt Nam
Ông trùm điện ảnh Harvey Weinstein và cáo buộc quấy rối tình dục

Quấy rối tình dục ở nơi làm việc - Sputnik Việt Nam
87% phụ nữ Việt Nam bị quấy rối tình dục?
Định nghĩa này nhấn mạnh yếu tố "không mong muốn" của hành động. Nạn nhân bị quấy rối tình dục bề ngoài vẫn có thể chấp nhận để hành vi đó diễn ra ở mức độ nào đó, nhưng nó vẫn là hành vi xúc phạm và gây khó chịu. Chỉ cần đối tượng tiếp nhận cảm thấy không thoải mái với những hành vi đó, nó đã là quấy rối.

Ở Việt Nam, xã hội thậm chí đã quen với cảnh quấy rối tình dục tới mức nó được chấp chấp nhận và coi nhẹ ở nơi công cộng, như ActionAid đề cập: "Phần lớn người bị hại khi phải đối mặt với tình huống bị quấy rối tình dục hoàn toàn bị động và những người chứng kiến hoàn toàn thờ ơ — 66% phụ nữ và trẻ em gái được phỏng vấn không có bất kỳ hành động phản ứng nào và 65% nam giới và người chứng kiến không hề có các hành động can thiệp".

Những nguyên tắc ứng xử chừng mực bị phá vỡ. Người ta dễ dãi khoát tay cho qua khi thân thể phụ nữ bị đem ra bình phẩm công khai bằng ngôn từ khiếm nhã, đa phần từ những người có tư tưởng "vui thôi mà".

​Đầu năm 2018, khi đội tuyển U23 Việt Nam thi đấu trở về, hãng hàng không VietJet tổ chức một buổi chào mừng với nhiều người mẫu nữ diễn trang phục bikini trên máy bay. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, hình ảnh thân thể một trong những người mẫu tham gia "trình diễn" đã xuất hiện khắp nơi trên mạng xã hội với bình phẩm cực kỳ nặng lời về cơ thể cô.

Trang mạng cá nhân của người mẫu đó trở thành kênh chính giúp "khán giả" thỏa sức mạt sát cô bằng lời lẽ bạo lực và xúc phạm nhân phẩm. Hình ảnh cô được chế lại với đủ lời lẽ khiếm nhã nhắm vào cơ thể, cân nặng và các số đo. Nhiều người phóng to hình ảnh nhắm vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể cô, đùa cợt về vòng hai, vòng ba, ngấn mỡ mà không để ý mình đã nhìn một người phụ nữ i như đồ vật.

© Ảnh : Facebook/Long DoPhản cảm khi Vietjet đưa người mẫu bikini lên máy bay chở U23 VN
Phản cảm khi Vietjet đưa người mẫu bikini lên máy bay chở U23 VN - Sputnik Việt Nam
Phản cảm khi Vietjet đưa người mẫu bikini lên máy bay chở U23 VN

#MeToo tại Việt Nam: Đường còn xa?

Vũ Thu Phương - Sputnik Việt Nam
Vũ Thu Phương và bí mật câm nín suốt 9 năm bị ông trùm Hollywood quấy rối tình dục
Tuần qua, Giải Pulitzer báo chí tại Mỹ đã tôn vinh loạt bài điều tra của tờ New York Times và The New Yorker về tình trạng quấy rối tình dục kéo dài của ông trùm điện ảnh Harvey Weinstein. Sau loạt bài điều tra, hơn 100 phụ nữ đã lên tiếng cáo buộc nhà sản xuất điện ảnh này vì hành vi quấy rối tình dục và cưỡng hiếp.

#MeToo trở thành khẩu hiệu của trào lưu gây bão trên thế giới, động viên những phụ nữ can đảm bày tỏ sự tổn thương của bản thân trước những kẻ quấy rối quyền lực đã tung hoành hàng chục năm.

Từ trường đại học, đến hệ thống y tế, viện nghiên cứu, chính trường… những kẻ quấy rối tình dục lần lượt phải đối mặt với điều tra và bị buộc từ bỏ chức vụ. Thậm chí, tháng 1.2018, bác sĩ trị liệu hàng đầu của đội tuyển thể dục dụng cụ Olympics Mỹ, Larry Nassar, đã phải lãnh mức án lên tới 175 năm tù giam do bị kết tội lạm dụng tình dục hàng trăm nữ vận động viên.

Tuy nhiên ở Việt Nam, chừng nào sự thờ ơ là phản ứng quen thuộc, #MeToo — và tiếng nói của những người bị quấy rối — sẽ khó có hi vọng phát triển thành trào lưu.

Theo một khảo sát năm 2017 về cách hệ thống pháp lý phản ứng với những vụ án hiếp dâm tại Thái Lan và Việt Nam của Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women), sự kỳ thị giới tính là một rào cản lớn khiến nạn nhân không thể tìm lại được công bằng.

Báo cáo chỉ ra: Những nạn nhân là nữ giới này đôi lúc buộc phải từ bỏ ý định tìm lại sự công bằng vì họ "bị đối xử không tôn trọng và không nhạy cảm, bị buộc phải kể lại câu chuyện nhiều lần, khi trình báo bị từ chối, trình báo không được điều tra hoặc bị trì hoãn".

Trong khi đó, nạn nhân còn chịu "sự kỳ thị từ định kiến giới" cho rằng họ có lỗi khi bị hiếp dâm và tấn công tình dục. Điều này chỉ làm trầm trọng thêm những sang chấn về tâm lý — và càng khiến nạn nhân muốn bỏ cuộc, thay vì báo cáo và quyết tâm theo đuổi quá trình tố tụng hình sự.

Навязчивый мужчина рядом с молодой девушкой в офисе - Sputnik Việt Nam
Quấy rối tình dục ở nơi làm việc có hại cho sức khoẻ
Sẽ khó có một phong trào #MeToo đúng nghĩa tại Việt Nam, nếu như chúng ta còn dung thứ và thờ ơ cho kẻ "săn mồi" quấy rối tình dục. Nhưng khi nhiều phụ nữ dũng cảm dám lên tiếng thì đó sẽ là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc với những hành vì đùa bỡn bẩn trong công sở.

Môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn hơn cho bất kỳ giới tính nào là điều cấp thiết, khi mọi người đều cố quay đi chỗ khác trước một vấn nạn lớn ngay trước mặt mình. Mọi giới tính xứng đáng được tôn trọng, cơ thể của mỗi người không thể bị đem ra làm trò đùa tình dục, trêu ghẹo, cợt nhả với mục đích được gọi là "vui thôi mà".

Để làm được điều đó, những bộ quy tắc ứng xử tại không gian làm việc, trường học, công xưởng cần định nghĩa, làm rõ và không khoan nhượng với hành vi quấy rối như khái niệm mà Liên Hợp Quốc nêu rõ. Bộ Quy tắc Ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc được xây dựng tại Việt Nam từ năm 2015, nhưng vẫn chưa đủ cụ thể để đem đến những đổi thay tích cực.

Tuy nhiên, thay đổi nào cũng phải bắt đầu từ chính nhận thức của mỗi người: Phụ nữ không phải mồi vui trên bàn nhậu, càng không phải trò đùa.

Theo: Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала