Hội thánh Đức Chúa Trời được cấp phép ra sao?

© Ảnh : Dân TríThứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo quy định hiện hành, chỉ cần nộp đơn, bản tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội thánh… là được UBND xã, phường cấp phép hoạt động.

Ở TP.HCM có hơn 100 điểm sinh hoạt tôn giáo của đạo Tin Lành, trong đó có bảy nhóm đều mang tên Hội thánh Đức Chúa Trời và Hội thánh của Đức Chúa Trời. Vậy thủ tục đăng ký thành lập hội thánh này như thế nào, pháp luật quy định ra sao?

Chính quyền tạo điều kiện đăng ký rất dễ dàng

Ông Nguyễn Duy Thắng, mục sư của Hội thánh Đức Chúa Trời Bình Tân (trụ sở tại nhà riêng của ông ở đường số 4, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM), cho biết ông làm công việc truyền giáo từ năm 1989, đã vài lần bị chính quyền mời làm việc vì hành vi "truyền đạo trái phép".

Ông nói: "Chúng tôi là những người đầu tiên sáng lập phong trào hội thánh tư gia tại Việt Nam. Phong trào này trên thế giới đã có cả trăm năm. Ban đầu chính quyền chưa hiểu rõ nên không dễ đăng ký xin phép hoạt động tại tư gia".

Tuy nhiên, khi có Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về một số công tác về đạo Tin Lành, TP.HCM đã xem xét, rà soát và hướng dẫn cho nhiều nhóm thực hiện việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo thuần túy tại xã, phường. Ông Thắng kể năm 2007 cán bộ UBND phường đến tận nhà hướng dẫn ông đăng ký.

"Chưa đầy nửa tháng sau, hội thánh của tôi được cấp phép sinh hoạt" — ông nói.

Trước đó, thủ tục xin phép khá đơn giản, chỉ cần nộp đơn, giấy chủ quyền nhà, bản tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội thánh.

Ông nói: "Tôi đã trình bày tôn chỉ của chúng tôi là rao tru14yền tình yêu thương, tuân thủ pháp luật, đóng góp cho xã hội, sống tốt đạo đẹp đời".

Sinh hoạt tôn giáo lành mạnh sẽ được cấp phép

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM, xác nhận trên địa bàn phường hiện có hai Hội thánh của Đức Chúa Trời (trùng tên gọi nhưng thuộc hai hệ phái khác nhau).

Về cấp phép thành lập điểm sinh hoạt tôn giáo, ông Nghĩa nói phường thực hiện theo Nghị định 92/2012 (hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo) và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 cùng Nghị định 162/2017 hướng dẫn thi hành luật này.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng - Sputnik Việt Nam
Bộ Nội vụ chính thức lên tiếng về hoạt động của "Hội thánh Đức Chúa Trời"

Theo Điều 5 Nghị định 92/2012 thì điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung hiện nay là: 1) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo; 2) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; 3) Nội dung sinh hoạt không thuộc trường hợp gồm năm nhóm hành vi bị nghiêm cấm (xem thêm box).

Theo ông Nghĩa, các hội thánh được cấp phép trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa A đều hoạt động tôn giáo thuần túy, có nhiều đóng góp cho các hoạt động tại địa phương. "Hằng năm, người phụ trách các nhóm này phải gửi nội dung, chương trình sinh hoạt tôn giáo, danh sách tín đồ cho phường nắm. Các hoạt động không có trong đăng ký tín ngưỡng thì phải đăng ký bổ sung. Ngoài ra, hằng tuần khi tổ chức các hoạt động sinh hoạt tôn giáo có đông người hoặc các chương trình lớn trong năm thì phải báo cáo, cam kết đảm bảo an ninh trật tự" — ông Nghĩa thông tin.

Nguồn: plo

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала