Bắc và Nam Triều Tiên: Thống nhất về thời gian, nhưng chưa phải là không gian

© REUTERS / Kim Hong-ji Người đàn ông giơ lá cờ của Đế chế Hàn Quốc trước lễ đón tiếp hai lãnh tụ Nam-Bắc Triều Tiên.
Người đàn ông giơ lá cờ của Đế chế Hàn Quốc trước lễ đón tiếp hai lãnh tụ Nam-Bắc Triều Tiên. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm thứ Bảy tuần trước, chính quyền Bắc Triều Tiên đã quyết định đẩy giờ địa phương lên sớm hơn 30 phút so với trước, để giống như giờ Hàn Quốc, - quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét.

Nhiều nhà bình luận đã gọi động tác chỉnh giờ này là "bước đi đầu tiên" trên con đường thực hiện thỏa thuận mà các lãnh đạo của hai nước Triều Tiên, các ông Kim Jong-un và Moon Jae-in đạt được trong cuộc gặp lịch sử của họ ở Panmunjeom (Bàn Môn Điếm) ngày 27 tháng Tư.

Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố khả năng “thay đổi tiến trình lịch sử” trên bán đảo Triều Tiên

Cuộc gặp liên Triều thực sự có ý nghĩa lịch sử. Sự kiện này được toàn thế giới tiến bộ ca ngợi, dư luận quốc tế biết rằng đây là bước quan trọng hướng tới tương lai hòa bình trên khắp bán đảo Triều Tiên.

Xin nhắc, một trong những điểm chính trong  những thỏa thuận hai bên đạt được tại cuộc gặp, là trở lại với ý tưởng thống nhất hai miền thành một quốc gia duy nhất. Nguyện vọng thống nhất đất nước đã được chính giới cả ở Bình Nhưỡng và Seoul bày tỏ không ít lần. Năm 1980, Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Il-sung thậm chí đã vạch ra toàn bộ khái niệm về một quốc gia "Liên bang Cộng hòa Dân chủ Koryo".

Dễ hiểu ý nguyện chính đáng của mọi người cùng một dân tộc muốn được sống trong một ngôi nhà chung. Sau Thế chiến II, một số dân tộc từng có thời sống trong cảnh chia cắt phân ly, mà trường hợp nổi bật nhất là người Đức và người Việt Nam. Những đất nước này đã thành công lập ra quốc gia thống nhất. Liệu rồi người Triều Tiên có làm được như vậy hay chăng?

© AFP 2023 / Korea Summit Press Pool Kim Jong-un cùng em gái và cố vấn Kim Yo Jong chụp ảnh cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng các con
Kim Jong-un cùng em gái và cố vấn Kim Yo Jong chụp ảnh cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng các con - Sputnik Việt Nam
Kim Jong-un cùng em gái và cố vấn Kim Yo Jong chụp ảnh cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng các con

Trên con đường này còn rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, thống nhất bao hàm ngụ ý rằng giới tinh hoa cầm quyền của nước này sẽ cần tuân thủ sự lãnh đạo của nước kia. Liệu có thể hình dung viễn cảnh ông Kim Jong-un từ bỏ tước vị lãnh tụ của toàn dân tộc? Có lẽ bạn sẽ đồng ý với tôi là khó tưởng tượng!

Tuy nhiên, ta hãy giả sử rằng ông Kim đầy tham vọng sẽ chấp nhận điều này đổi lấy một chức danh đẹp đẽ nào đó và mức thù lao lớn (thậm chí rất lớn!) để lui về hưu trí. Khi đó, sẽ nổi lên hàng đầu câu hỏi thứ hai, — liệu các cư dân có tán thành phương án này chăng, mà trước hết là chủ sở hữu các tập đoàn lớn và tầng lớp trung lưu của Hàn Quốc phải nhận dồn lên vai họ gánh nặng vật chất từ việc đất nước thống nhất?

Như đã rõ, khi Đức thống nhất, Tây Đức đã nhận gánh vác mọi tốn phí hợp nhất: trợ cấp xã hội cho cư dân vùng đất phía Đông để có mức sống ngang bằng với trình độ mà miền Tây đã đạt được, hiện đại hóa nền kinh tế của Đông Đức, đưa tất cả các cơ chế kinh tế tới một tiêu chuẩn đồng nhất.

Cảnh nhìn vào thành phố Seoul Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Đa số cư dân Hàn Quốc tin lời hứa của CHDCND Triều Tiên

Cũng không phải là bí mật gì với ai một thực tế là mức sống ở Bắc Triều Tiên thấp hơn nhiều so với Nam Triều Tiên. Và một số chuyên gia kinh tế Hàn Quốc từ lâu đã tính toán rằng việc thống nhất sẽ có giá đắt hơn nhiều cho nền kinh tế Hàn Quốc so với Tây Đức khi hợp nhất cùng Đông Đức. Vì thế mà ý tưởng thống nhất đất nước không hẳn được ưa chuộng nồng nhiệt ở Hàn Quốc, đặc biệt là trong giới trẻ, những người không muốn sống kém hơn bây giờ về mặt vật chất.

Ở Việt Nam, trước ngưỡng thống nhất nền kinh tế của đất nước, mặc dù từng thuộc những hệ thống quản lý khác nhau, nhưng lại không quá dị biệt về tính chất phát triển lực lượng sản xuất, mức sống ở miền Bắc và miền Nam cũng không phải là rất khác xa. Khi đó, cả người miền Nam và miền Bắc đều mang gánh nặng tương đương nhau. Cư dân cả hai miền Việt Nam đều buộc phải trước hết nỗ lực giải quyết một nhiệm vụ chung là tái thiết đất nước sau nhiều năm chiến tranh tàn phá.

Động thái căn chỉnh  để mọi chiếc đồng hồ ở Bình Nhưỡng và Seoul đều chỉ cùng một thời gian giống nhau, quả thực có ý nghĩa nhưng vẫn không phải cái gì quá phức tạp. Bởi chỉ riêng điều đó không làm cho cả dân tộc trở thành một khối nhất trí. Trước các nhà lãnh đạo của cả hai miền Triều Tiên đang là những nhiệm vụ khó khăn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала