Chuyên gia: S-8 là bước nhảy vọt trong gia đình tên lửa không điều khiển

© Ảnh : VK account of Group "Kronshtadt"Nga chuyển giao cho Việt Nam tổ hợp mô phỏng độc đáo tàu và máy bay trực thăng
Nga chuyển giao cho Việt Nam tổ hợp mô phỏng độc đáo tàu và máy bay trực thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây, tờ báo điện tử Đất Việt đã đăng tải bài viết trong đó tác giả đánh giá cao tên lửa “không đối không” không điều khiển cỡ 80 mm, mà phiên bản xuất khẩu của nó đã được giới thiệu tại Triển lãm Quốc tế về An ninh Quốc phòng DSA-2018 ở Malaysia.
Máy bay trực thăng MI-17 - Sputnik Việt Nam
Sức mạnh hủy diệt của Mi-17 Việt Nam khi có rocket Nga mới

Sputnik phải chỉnh sửa một chút bài viết đăng tải trên Đất Việt, vì tác giả gọi nhầm loại tên lửa, gọi nó là mẫu rocket S-80FP. Trên thực tế, đây là phiên bản hiện đại hóa của tên lửa S-8OFP được phát triển tại Hãng nghiên cứu và sản xuất Splav đặt ở Tula (Nga). (OFP — viết tắt bằng chữ Latin tên gọi loại tên lửa bằng tiếng Nga — "mảnh phá xuyên thủng" — Ed). Đồng thời, tác giả bài báo rất đúng khi chỉ ra rằng, "đặc biệt, loại rocket này được thiết kế để được trang bị trên hầu hết các dòng chiến đấu cơ và trực thăng do Nga sản xuất, trong đó có Su-27 và Mi-17 hiện có của Việt Nam".

Theo tác giả, việc mua tên lửa Nga S-8OFP có thể làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu của đất nước. Nếu tên lửa S-8 OFP được trang bị cho các máy bay Mi-17 của Việt Nam thì các phi cơ chiến đấu sẽ có "sức mạnh hủy diệt". Hiện nay, các máy bay tiêm kích chiến thuật, máy bay trực thăng và máy bay huấn luyện chiến đấu của lực lượng không quân Việt Nam được trang bị rocket S-5 cỡ 55 mm. Hiệu suất chiến thuật và kỹ thuật của tên lửa này là tốt, nhưng vẫn không sánh nổi với tên lửa S-8.

© Ảnh : Wikimedia CommonsBình phóng loại B-8M1 của rocket S-8
Bình phóng loại B-8M1 của rocket S-8 - Sputnik Việt Nam
Bình phóng loại B-8M1 của rocket S-8

 

Sputnik yêu cầu Đại tá Makar Aksenenko, phi công giàu kinh nghiệm lái máy bay trực thăng, cho biết ý kiến ​​về gia đình tên lửa không điều khiển  S-8:

"Tên lửa S-8 là một bước tiến nhảy vọt trong gia đình tên lửa không đối không. Hiệu quả chiến đấu của nó cao gấp 2,5-3 lần so với gia đình tên lửa S-5. Các phiên bản đầu tiên của S-8 đã xuất trận lần đầu ở Afghanistan, và đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ chiến đấu. Tên lửa bảo đảm độ chính xác cao (bắn trúng mục tiêu), có sức công phá rất mạnh (các tòa nhà và công sự dã chiến không giúp được gì), có sức mạnh hủy diệt lớn (các mảnh vỡ tên lửa rơi trên khu vực có diện tích lớn gấp 3-4 lần so với S-5). Ví dụ, có một lần, phi công máy bay trực thăng chiến đấu trước đó chỉ "làm việc" với tên lửa S-5 đã có lần bay đầu tiên với tên lửa S-8. Trong đợt cao điểm tấn công các máy bay địch, anh đã phóng các tên lửa S-8. Nhưng, khi đó có vẻ là các quả tên lửa được phóng quá sớm và không thể trúng các mục tiêu, vì thế phi công có ý định quay lại để tấn công lần nữa. Song, anh rất ngạc nhiên khi thấy rằng nhóm máy bay của đối phương… bị tiêu diệt hoàn toàn. Các tên lửa mới bắn trúng  các mục tiêu với độ chính xác 100%".

Triển lãm quốc tế về vũ khí và thiết bị quân sự  Defence Services Asia-2018 - Sputnik Việt Nam
Triển lãm quốc tế về vũ khí và thiết bị quân sự Defence Services Asia-2018

Chuyên gia Nga chỉ ra rằng, những mảnh vỡ tên lửa S-8 tiêu diệt nhân lực của đối phương trên địa bàn trống trải. Việc sử dụng tên lửa không điều khiển trong rừng cũng mang lại hiệu quả cao. Các tên lửa bắt đầu phát nổ trong những cái cây, tạo thành đám mây mảnh vỡ và mảnh vụn tiêu diệt mục tiêu từ trên cao.

"Nếu trang bị tên lửa nâng cấp S-8OFP cho các máy bay chiến đấu quen thuộc — máy bay trực thăng Mi-17 hoặc thậm chí máy bay ném bom Su-22 — thì các phi cơ này sẽ có sức công phá của thế hệ tiếp theo. Nếu nói về hiệu quả chiến đấu, tên lửa  S-8OFP  sánh được với  tên lửa không điều khiển cỡ lớn", — đại tá Makar Aksyonenko kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала