Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh trong cuộc chiến chống tham nhũng

© REUTERS / REUTERS/Kenzaburo Fukuhara/PoolChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong một bài báo trên tờ báo Hồng Kông, hai tác giả: giáo sư Lina Vyas từ Hồng Kông và giáo sư Alfred Muluan Wu từ Singapore khẳng định rằng, Ấn Độ thành công hơn Trung Quốc trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Nhà quan sát chính trị của Sputnik Dmitry Kosarev viết về nội dung này như sau:

Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Sự thật về cuộc chiến chống tham nhũng Việt Nam qua góc nhìn quốc tế
Trên thế giới không có hai xã hội nào khác với những khác biệt rõ rệt hơn Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi hai quốc gia có cách tiếp cận khác nhau đối với một vấn đề. Cách tiếp cận của Trung Quốc rất đơn giản: bỏ tù, đôi khi xử bắn. Cách tiếp cận của Ấn Độ không thể được mô tả ngắn gọn như vậy. Ví dụ, chiến dịch của nội các Modi vào ngày 8 tháng 11 năm 2016, khi Thủ tướng ra lệnh rút toàn bộ những tờ bạc mệnh giá 500 và 1.000 rupee khỏi hệ thống lưu thông tiền tệ trong nước. Và lệnh này phải được thực hiện trong vòng hai ngày. Vấn đề là ở chỗ, trong thập kỷ qua, số lượng tờ bạc mệnh giá 500 rupee đã tăng gấp 4,3 lần và tờ bạc mệnh giá 1000 rupee — gấp 10 lần. Chính phủ tuyên bố rằng, hành động này nhằm chống nạn trốn thuế và tham nhũng, cũng như chống nạn hối lộ cử tri trong cuộc bầu cử. 1,3 tỷ người dân Ấn Độ buộc phải từ bỏ thói quen giữ tiền mặt bên mình, kết quả là dòng tiền đã chảy vào các ngân hàng và điều đó đã giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.

Cả hai cách tiếp cận của Trung Quốc và Ấn Độ đều cực kỳ nguy hiểm cho cả chính phủ và sự ổn định trong nước. Thái độ của Trung Quốc là mạo hiểm hơn. Phương pháp "bỏ tù" có thể làm tê liệt bộ máy hành chính hoặc bộ máy hành chính có thể phá hoại hoạt động này. Và tôi không thể nói rằng, sự chống cự là sai trái, bởi vì trong bất kỳ chiến dịch nào mà "thợ săn" được khuyến khích để phát hiện "con mồi" thường có vô số nạn nhân vô tội. Tức là, xuất hiện nạn tham nhũng kiểu khác — của các cơ chế đàn áp khao khát quyền lực.

Vệ binh danh dự với cờ  Trung Quốc ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Thâm sâu hay nham hiểm: Những sự thật mà Trung Quốc không bao giờ cho thế giới biết
Ấn Độ cũng không phải là một đất nước lý tưởng. Trong quá trình chiến dịch rút tờ bạc mệnh giá 500 và 1.000 rupee, người dân xếp hàng dài tại các ngân hàng để đợi đổi tiền, đã ghi nhận những vụ tự tử, trên thực tế, cả nước bị tê liệt. Nhưng, ít nhất là bị tê liệt trong thời gian ngắn. Sau một năm, kết quả cuộc tổng tuyển cử sẽ cho thấy liệu người dân đã chấp nhận phương pháp đấu tranh như vậy.

Hai nhà khoa học chính trị châu Á dẫn ra những lập luận nào khi khẳng định rằng, Ấn Độ vượt trước Trung Quốc? Luận cứ của họ là như sau: biện pháp đổi tiền ("sự kiếm tiền"), trên thực tế, đã giúp phân phối lại tài sản có lợi cho những người nghèo. Bây giờ những người giàu có khó có thể gia tăng những tài sản bất hợp pháp thông qua các quan chức tham nhũng. Và các vụ bắt giữ ở Trung Quốc không giúp phân phối lại bất cứ gì, và chỉ làm cho quá trình phân phối lại tài sản kéo dài trong nhiều năm tới. Tất nhiên, tài sản của các quan chức tham nhũng bị tịch thu và số tiền này được nộp vào ngân sách, nhưng, điều đó không giải quyết vấn đề.

Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Ấn Độ so sánh cải cách tiền tệ"sốc" với thói quen pha trà đặc
Có thể không đồng ý với các lập luận này, nhưng, hai tác giả đưa ra ý tưởng khác thú vị hơn: nếu hai cường quốc đang tăng trưởng nhanh chóng thành lập một cơ chế chung và cải tiến các phương pháp đấu tranh chống tham nhũng, thì đây sẽ là một bài học và một tấm gương cho toàn thế giới.

Ý tưởng này rất thú vị bởi vì các quốc gia được gọi là thế giới "phát triển", trên thực tế ở đây nói về phương Tây, không thể cung cấp cho phần còn lại của thế giới một cơ chế hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng. Và bây giờ cần phải thành lập một cơ chế mới hợp lý hơn.

Có một vấn đề nổi tiếng: khi đánh giá kết quả đấu tranh chống tham nhũng, phương Tây tích cực sử dụng những chỉ số trong bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Tổ chức này là một dự án chung của các nhà khoa học chính trị Đức, Ngân hàng Thế giới, cơ quan tình báo Mỹ và các tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ.

Các chỉ số bao trùm toàn thế giới, từ những nước minh bạch nhất đến những nước hư hỏng nhất. Nhưng (ít người chú ý) chỉ số được gọi là "chỉ số cảm nhận tham nhũng". Tức là, các chuyên gia của tổ chức này không chú ý đến khối lượng tiền bẩn (chỉ có ước tính, thường được đánh giá quá cao), mà chỉ chú ý đến việc người dân cảm nhận tham nhũng ở nước mình đang ở mức độ nào.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với đại diện các nước thành viên ASEAN tại New Delhi, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: ASEAN sẽ không đứng về phía Ấn Độ để đối đầu với Trung Quốc
Ví dụ, theo bảng xếp hạng này, trong năm 2017, Ấn Độ đứng ở vị trí thứ 81 còn Trung Quốc  ở vị trí thứ 77, điều đó chỉ có nghĩa là sự tức giận của người Ấn Độ với cuộc sống, xã hội, chính quyền và bản thân là mạnh hơn so với người Trung Quốc. Theo đó, nếu trong bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế Nga đứng ở vị trí 135/180, điều đó không có nghĩa là mức hối lộ trung bình ở Nga là cao hơn so với Trung Quốc hay Ấn Độ. Đây chỉ là vấn đề nhận thức cảm tính, và không có gì hơn.

Rõ ràng là các nước châu Âu, Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản luôn luôn đứng đầu danh sách, là các tấm gương sáng về độ minh bạch. Mặc dù ở đó cũng có rất nhiều vụ bê bối tham nhũng.

Ngoài ra, Tổ chức Minh bạch Quốc tế sử dụng các phương pháp tính toán riêng không phù hợp với phương pháp tính toán địa phương. Vì thế, tất cả mọi người đang chú ý theo dõi hai nền văn minh cổ đại đang cạnh tranh với nhau trong cuộc chiến chống cái ác tham nhũng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала