Lộ trình tăng tuổi hưu để không gây sốc

© REUTERS / KhamNhà máy sản xuất may mặc gần Hà Nội, Việt Nam
Nhà máy sản xuất may mặc gần Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 tuổi và 62 tuổi với nam đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Tăng theo lộ trình

Bộ LĐTBXH đề xuất hai phương án nâng tuổi hưu. Cụ thể, phương án một nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 và nam lên 62, nhưng lộ trình mỗi năm chỉ nâng thêm 3 tháng. Phương án hailànữ nghỉ hưu ở tuổi 60 nhưng độ tuổi nghỉ hưu của nam được nâng lên 65; lộ trình mỗi năm chỉ điều chỉnh nâng thêm 4 tháng. Quan điểm của Bộ LĐTBXH là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về vấn đề này nên chọn theo phương án một. Việc tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nhằm đảm bảo thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội công bằng và đảm bảo quản lý an toàn sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.

đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc từ 1/7/2018 thay đổi
Về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: "Chúng ta phải nâng tuổi hưu để vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động, vừa đảm bảo an toàn quỹ. Hiện chính sách BHXH của Việt Nam đóng ít, đóng thời gian ngắn nhưng hưởng lại nhiều. Thời gian hưởng cũng dài và tương lai tuổi thọ bình quân sẽ tăng, tức là thời gian hưởng sẽ tăng. Tuy nhiên, khi tăng tuổi hưu phải có lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu để đỡ hẫng hụt trong chính sách".

"Theo tôi, từ nay đến năm 2025 chỉ nên khuyến khích tăng tuổi hưu ở lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn và việc tăng cũng không nên quá 5 năm. Còn từ năm 2025 trở đi, chúng ta thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, bắt đầu từ khối hành chính sự nghiệp trước. Lao động lĩnh vực nặng nhọc, độc hại thì sẽ tính toán tăng cuối cùng… Hiện nay, 2 quỹ BHYT và BHXH đều do Nhà nước bảo hộ và điều chỉnh. Đơn cử là lương hưu vẫn được Nhà nước điều chỉnh trong từng thời kỳ nhằm phần nào đảm bảo đời sống của người lao động khi hết tuổi lao động", ông Bùi Sỹ Lợi cho biết.

Còn ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐTBXH) cho biết: Hiện nay, đề án cải cách BHXH đang trong quá trình hoàn thiện để trình Hội nghị Trung ương 7. Trong đề án này có đề cập đến vấn đề tăngtuổi nghỉ hưu. Tuổi nghỉ hưu là một vấn đề được đưa ra trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động 2012 tới đây. Trong đó có phương án tăng tuổi nghỉ hưu và giữ nguyên tuổi nghỉ hưu của nam và nữ như hiện nay. Thời điểm này vẫn có nhiều phương án về tuổi nghỉ hưu. Có điều chỉnh tuổi nghỉ hưu hay không sẽ do Trung ương xem xét quyết định và Quốc hội có ý kiến chính thức.

Nguy cơ vỡ quỹ là chưa có cơ sở?

BHXH - Sputnik Việt Nam
Trụ cột của an sinh
Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ VN) cho rằng: Thời gian qua, trong các lý do đề xuất tăng tuổi hưu, một số ý kiến cho rằng có nguyên nhân sâu xa nhằm tránh nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội. Họ lập luận rằng, theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, tới năm 2034, quỹ BHXH sẽ mất cân đối.

Thực tế thì trong quá trình hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội, đặc biệt là quá trình xây dựng Luật BHXH năm 2006, ILO có đưa ra một nhận định trên cơ sở nghiên cứu rằng: Nếu thực hiện nguyên tắc đóng — hưởng như quy định của Luật BHXH năm 2006 thì có khả năng mất cân đối quỹ trong tương lai. Vì vậy, Luật BHXH năm 2014, thay cho Luật BHXH 2006, đã được sửa đổi và bổ sung để giải quyết các bất cập đó với các quy định điều chỉnh mới, như: Mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nâng chế độ ưu đãi khi tham gia BHXH tự nguyện để mở rộng các diện bao phủ….

"Cũng theo đó, Luật BHXH năm 2014 đã tính toán cụ thể về tỉ lệ giảm trừ quyền lợi khi người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo Luật Lao động, tăng thời gian đóng góp để được hưởng mức lương hưu tối đa 75 % cho lao động nam và nữ… Tất cả những điều trên nhằm khắc phục dự báo mất cân đối quỹ hưu trí — tử tuất trong dài hạn", ông Lê Đình Quảng cho biết.

Tiền đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Điều kiện tham gia Bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu sẽ thay đổi
Ông Đỗ Ngọc Thọ, Phó trưởng ban thực hiệnchính sách bảo hiểm xã hội (BHXH Việt Nam) cho rằng: "Tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện nay là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, nhưng tuổi nghỉ hưu trung bình trong thực tế luôn thấp hơn tuổi quy định khoảng 3 tuổi, tức là tuổi nghỉ hưu trung bình của người lao động là nam chỉ 57 tuổi, còn nữ 52 tuổi. Chúng ta luôn xác định bảo hiểm hưu trí là hưu trí khi về già, ở tuổi 55 với nữ và 60 với nam tôi cho rằng vẫn đủ năng lực để làm việc, bên cạnh đó, họ cũng có nhiều kinh nghiệm, việc nghỉ hưu sớm là lãng phí nguồn lực xã hội. Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành quy định Nhà nước đảm bảo an toàn cho quỹ vì đây là trụ cột của an sinh xã hội. Một vấn đề nữa là tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi đã được áp dụng từ năm 1961, cách đây gần 60 năm, khi đó tuổi thọ bình quân của người Việt thấp hơn nhiều chục tuổi so với hiện nay. Nay tuổi thọ bình quân được nâng cao, sức khỏe người dân được cải thiện, cộng với tình hình già hóa dân số…, xem xét lại tuổi nghỉ hưu cũng là phù hợp".

Theo ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH), trong quá trình xây dựng dự thảo mới nhất về sửa đổi Bộ Luật Lao động năm 2012, bộ phận soạn thảo đã ghi nhận và không đưa nguy cơ tránh vỡ quỹ BHXH là một lý do đề xuất tăng tuổi hưu.

Nguồn: Báo Tin tức

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала