Giao thông Việt Nam: Lời xin lỗi của Bộ trưởng và 100 năm tụt hậu

© Ảnh : Cục Đường sắt Việt Nam.Đường sắt Việt Nam.
Đường sắt Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ GTVT Việt Nam đã chính thức đưa ra lời xin lỗi nhân dân vào chiều qua 28.5 sau khi đường sắt nước nhà lập kỷ lục mới: 5 ngày xảy ra 5 vụ tai nạn đường sắt, trong đó, có những vụ ngỡ là chỉ có…trên phim.

Cả Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt (VNR) Vũ Anh Minh lẫn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đều đã "đứng lên nhận trách nhiệm" và nói lời xin lỗi nhân dân. Ông Minh, với tư cách người đứng đầu VNR, còn "xin chịu mọi hình thức kỷ luật". Thôi thì, dẫu là muộn màng, nhưng lời xin lỗi ấy là cần thiết. Chỉ có điều, không ai biết điều gì sẽ xảy ra sau đó khi ngành đường sắt có nhiều vấn đề đến nỗi có giải quyết cả trăm năm cũng không hết.

Đây là con số mà đài truyền hình quốc gia vừa đưa ra: Có những đoạn đường ray gần 100 năm tuổi đến năm 2018 vẫn chưa từng được sửa chữa. Ước tính phải mất 100 năm nữa mới thay đủ hết ray qua Thanh Hóa, nguyên nhân ngành chỉ đủ cấp 140 thanh/năm. 

Phải nói thêm, ngoài mấy thanh ray đã lên lão, còn có 600 cây cầu ốm yếu, và tất nhiên, không thể không tính 5.700 đường giao cắt, trong đó chỉ có 1.517 đường ngang hợp pháp do VNR quản lý, còn lại 4.211 là lối đi dân sinh tự mở. Và 80% tai nạn đường sắt đều xảy ra ở những đường ngang, những "giao điểm tử thần" này.

Ngày 20.7.1885, chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt Sông Vàm Cỏ đến trung tâm TP. Mỹ Tho đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam.

Khi ấy, khổ đường sắt là 1m. Và đến hôm qua, sau hơn 100 năm, nó vẫn… 1m, đơn khổ, với thế hệ đầu máy diezen thế hệ 2 lê lết trên đường, trong khi thế giới đang ở thế hệ 4 với ray 1,435m và là ray đôi và chuẩn bị sang thế hệ thứ 5.

Về vận tải hành khách, một thống kê 6 tháng năm 2017 cho biết: Nếu đường bộ đạt 1,8 tỉ lượt khách, tăng 9,6%; đường biển đạt 3,3 triệu lượt khách, tăng 9,5%; hàng không đạt 21,2 triệu lượt khách, tăng 9,8% thì đường sắt đạt 5 triệu và mức tăng trưởng là âm: Giảm 2,9%.

Ngay trong lĩnh vực chiếm thế mạnh nhất vận tải hàng hóa. Đường sắt vẫn kém rất xa đường bộ: Nếu đường bộ đạt 547,9 triệu tấn, đường sông đạt 120,5 triệu tấn, đường biển đạt 33,8 triệu tấn thì đường sắt đạt 2,8 triệu tấn.

Vậy là đường sắt Việt Nam tụt hậu so với thế giới, tụt hậu so với các phương thức vận tải ngay trong nước. Có người nói đường sắt Việt Nam lịch sử 132 năm nhưng tụt hậu 100 năm so với thế giới.

Đường sắt cần một cuộc cách mạng. Mà cuộc cách mạng ấy phải bắt đầu từ tư duy những tư lệnh ngành đường sắt, tư lệnh ngành giao thông. Chứ làm sao phát triển được với tư duy: Thêm đường sắt khổ 1m, hình thành tuyến ray đôi nhằm giải quyết nhu cầu trước mắt — như lãnh đạo VNR từng đề xuất năm 2014, hay, với lập luận "nổi tiếng": Hàng không đang "bắt" hết khách của ngành đường sắt.

Nguồn: Lao Động

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала