Sự thật việc phi công Vietnam Airlines nhận lương 300 triệu/tháng

© Ảnh : Người Đưa TinPhi công Vietnam Airlines
Phi công Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đối thoại với các phi công đang gửi đơn xin nghỉ việc, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành tiết lộ lương phi công của hãng hiện khoảng 250 – 300 triệu đồng/tháng và đặt ra câu hỏi “các anh mà kêu là thấp ấy thì xã hội có nghe các anh không?”.

"Tôi bay cả đời chưa bao giờ được con số mà TGĐ đưa ra"

Ba năm gần đây, thông tin liên quan đến việc hàng loạt phi công Tổng công ty Hàng không Việt Nam — Vietnam Airlines (VNA) xin nghỉ việc luôn khiến dư luận quan tâm.

Sân bay quốc tế Nội Bài. Phi hành đoàn hãng hàng không Việt Nam Airlines trên chiếc máy bay Airbus A350-900 XWB - Sputnik Việt Nam
Bị áp bức, thêm hàng chục phi công của Vietnam Airlines xin nghỉ việc

Theo diễn biến mới nhất, sau khi đại diện phi công Vietnam Airlines gửi đơn lên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình "cầu cứu" vì hai Thông tư số 41/2015/TT-BGTVT và Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty đã có buổi làm việc giữa lãnh đạo và các phi công vào sáng 30/5 vừa qua.

Tuy nhiên, tại buổi làm việc, căng thẳng giữa hai bên lại càng "nóng" khi ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines đã trao đổi với anh em, là bây giờ lương phi công của các anh 250 — 300 triệu đồng/tháng.

"Các anh mà kêu là thấp ấy thì xã hội có nghe các anh không?", ông Thành đặt vấn đề.

Song song với đó, trao đổi với báo chí, Tổng Giám đốc VNA nói trong mỗi lần tăng lương thì phần cao nhất luôn dành cho các phi công, "phi công lương họ đã sẵn cao rồi. Mà chỉ cần tăng mấy % thì là lớn lắm".

"Riêng hơn một nghìn phi công thì lương của họ đã chiếm đến gần một nửa quỹ lương toàn Tổng công ty. Mình có 6.700 người thì hơn một nghìn phi công đã chiếm một nửa rồi, còn phần còn lại thì chia nhau hơn nửa còn lại", ông Thành chia sẻ, phi công mới ra trường (đào tạo về), lương của họ cũng 70 — 80 triệu rồi.

Tuy nhiên, ngay tại cuộc họp, ý kiến của ông Thành nhận được nhiều sự phản đối từ phía các phi công đang có đơn xin nghỉ việc. Một cơ trưởng đang công tác tại đội bay A321 chia sẻ, bảng lương mà Tổng công ty đưa ra tại buổi làm việc không hợp lý, khai khống 20-25% giá trị thực tế phi công nhận được trước thuế, còn nếu với sau thuế là 40-45% giá trị.

© Ảnh : Thanh NiênTổng Giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành.
Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành. - Sputnik Việt Nam
Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành.

Một cơ trưởng thuộc đội bay 787 thậm chí còn cho rằng, lãnh đạo VNA đã coi thường phi công khi nêu khống lương của họ ngay tại cuộc họp. "Tôi bay cả đời chưa bao giờ đạt được con số mà Tổng công ty đưa ra cả".

10 năm nữa mới bằng phi công Vietjet

phi công Nga - Sputnik Việt Nam
Các phi công Nga tới Việt Nam để kiếm mức lương hậu hĩ hơn
Theo tài liệu của Người Đưa Tin, số liệu từ Báo cáo thường niên các năm từ 2015 — 2017 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam — Vietnam Airlines tiết lộ, mức tăng lương hàng năm của các phi công Vietnam Airlines ở mức 5%/năm. Mức tăng 5% cũng là mức tăng lương thấp nhất trong các ngành nghề phục vụ tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, các CBQL, chuyên viên, kỹ sư, cán sự, nhân viên, tiếp viên được tăng lương 10% — 15% mỗi năm tùy theo chức danh.

Năm 2015, lương bình quân mỗi phi công của hãng này nhận là hơn 110 triệu đồng/tháng, tương đương 1,32 tỷ đồng/năm.

Năm 2016, mức lương bình quân các phi công của Vietnam Airlines có mức tăng 4,7% so với 2015, lên 115,3 triệu đồng mỗi tháng, xấp xỉ 1,4 tỷ đồng/năm.

Năm 2017, báo cáo của Vietnam Airlines công bố, thu nhập trung bình của phi công tăng lên 5%  so với năm trước, tức đạt 120,75 triệu đồng/tháng.

Nên lưu ý, đây chỉ là mức thu nhập trung bình theo đầu người của phi công. Trên thực tế, giữa lương của phi công nội và phi công ngoại có sự chênh lệch rất lớn, khoảng 2- 3 lần.

Kết thúc năm 2017, tổng số cán bộ nhân viên của VNA là 6.708 người, trong đó số lượng phi công và tiếp viên là 2.778 người — chiếm 41% nguồn nhân lực. Con số này giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước (tổng số 6.199 nhân sự, trong đó 2.910 người là phi công và tiếp viên) và thấp hơn so với kế hoạch.

Và nếu so sánh với đối thủ lớn nhất của Vietnam Airlines hiện nay là Vietjet thì có thể hiểu tại sao hãng Hàng không quốc gia Việt Nam lại nhận được sự phản đối lớn từ phía các phi công đến như vậy. Năm 2017, hãng Hàng không giá rẻ Vietjet Air lại trả lương cho phi công không hề rẻ, thu nhập trung bình cho các phi công "đầu quân" tại đây lên tới 180 triệu đồng/tháng — tương đương 2,16 tỷ đồng/năm.

Với tốc độ tăng lương 5% như định kỳ hàng năm, nếu không được nghỉ việc tại Vietnam Airlines vì mức đền bù khi nghỉ việc quá lớn thì phải 10 năm nữa, các phi công của hãng Hàng không 4 sao mới đuổi kịp mức lương của các phi công Vietjet Air hiện nay.

Nguồn: Người Đưa Tin

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала