Tại sao Malaysia sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đô la để phát sóng các trận đấu bóng đá?

© Sputnik / Maria Plotnikova / Chuyển đến kho ảnhSân vân động Volgograd Arena
Sân vân động Volgograd Arena - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính phủ mới của Malaysia đã quyết định dành 30 triệu ringgit (tương đương với 7,5 triệu đô la Mỹ) cho việc phát sóng các trận đấu của World Cup được tổ chức tại Nga từ 14 tháng Sáu tới 15 tháng Bảy. Số tiền này là nhiều hay là ít? Và chi phí này liệu có hợp lý hay không?

Đây chính là nguyên nhân khiến cựu Bộ trưởng Bộ Truyền thông Malaysia, ông Rais Yatim đưa ra những lời chỉ trích gay gắt đối với chính phủ mới, rằng phải tiết kiệm tiền.

FIFA World Cup 2018 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã có bản quyền truyền hình World Cup 2018?
Nhưng nếu so sánh với Nga thì Malaysia chưa phải là nước chi nhiều tiền. Năm ngoái, các kênh truyền hình của Nga như " Mach TV", "Kênh truyền hình số 1" và các kênh khác đã bỏ ra khoảng 30 —40 triệu đô la Mỹ (con số chính xác không được công bố trên truyền thông) để mua quyền phát sóng của FIFA.  Nhưng với Nga thì đó là trường hợp đặc biệt. Thứ nhất, đây là nước chủ nhà của Giải vô địch và Nga quan tâm đến việc đảm bảo một số lượng lớn khán giả được xem các trận đấu. Việc này sẽ giúp tạo dựng hình ảnh đẹp về Nga trên trường quốc tế. Thứ hai, dân số của Nga lớn gấp vài lần dân số Malaysia, điều này cũng có nghĩa là số lượng các fan hâm mộ nhiều hơn đáng kể.

Chính phủ mới của Malaysia khi quyết định mua quyền phát sóng các trận đấu bóng đá cũng nghĩ đến các công dân của mình. Lời hứa về việc phát sóng trực tiếp các trận đấu của World Cup đã được đưa vào nội dung tranh cử của khối cử tri đắc cử Pakatan Harakan. Dĩ nhiên là chủ đề này rất hấp dẫn đối với giới trẻ, kết quả là họ đã bỏ phiếu cho khối này, đứng đầu là ông Mahathir Mohamad.

World Cup 2018 - Sputnik Việt Nam
Người Việt bỏ trăm triệu xem World Cup
Tính cấp thiết về mặt chính trị của lời hứa này vẫn còn đó sau khi kết thúc  bầu cử. Theo tuyên bố do Bộ trưởng Bộ Tài chính của chính phủ mới, ông Lim Quan Eng đưa ra, "thể thao là một trong những nền tảng có khả năng kết nối người dân Malaysia thành một khối". Điều này thực sự quan trọng, bởi vì cuộc tổng tuyển cử ở Malaysia kết thúc chưa đầy một tháng, và sự đối đầu giữa các đảng phái chính trị vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Đại diện của chính phủ cũ, ví dụ ông Rais Yatim, vẫn liên tục chỉ trích những hành động khởi đầu của nội các mới.

Tuy nhiên, chính sách của chính phủ do ông Mahathir Mohamad cầm đầu ngày càng đón nhận được nhiều sự ủng hộ trong nước. Thực tế này cũng được chứng minh bằng việc một nửa số tiền cần chi trả cho việc phát sóng các trận đấu bóng đá đã được thu góp từ các nhà tài trợ và quảng cáo tư nhân.

Liên quan tới tuyên bố của ông Rais Yatim về việc cần tiết kiệm tiền ngân sách, lời nói từ miệng của thành viên thuộc chính phủ từng nổi tiếng vì các vụ bê bối tham nhũng nghe ra có vẻ không lọt tai chút nào.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала