Có gì đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Canada?

© Ảnh : Việt Hùng/ZingChuyến thăm Việt Nam năm 2017 của Thủ tướng Justin Trudeau là cột mốc quan trọng trong quan hệ 45 năm giữa hai nước.
Chuyến thăm Việt Nam năm 2017 của Thủ tướng Justin Trudeau là cột mốc quan trọng trong quan hệ 45 năm giữa hai nước. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Qua các chuyến thăm, các lãnh đạo Canada nhiều lần khẳng định Canada có lợi ích lâu dài tại châu Á - Thái Bình Dương, và Việt Nam chính là đối tác quan trọng của Canada ở khu vực. Canada mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với Việt Nam.

Tuy xa cách về mặt địa lý, Việt Nam và Canada luôn duy trì mối quan hệ thân thiết, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Kể từ năm 1973, hai nước đã gặt hái nhiều thành tựu mang tính thực chất, hiệu quả, ổn định và lâu dài trên mọi lĩnh vực. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kể từ năm 2015.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái, hàng sau) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải, hàng sau) chụp ảnh chung với các nhà lãnh đạo APEC tại Đà Nẵng ngày 11/11 - Sputnik Việt Nam
Năm APEC 2017: Dấu ấn và vị thế mới của Việt Nam

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia có số lượng du học sinh đông nhất tại Canada trong khối ASEAN, tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Về hợp tác an ninh — quốc phòng, Canada sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo quân sự, nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, Việt Nam và Canada tích cực phối hợp trong các vấn đề như giải trừ quân bị, an ninh khu vực, thương mại quốc tế, thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Liên hợp quốc. Hai nước cùng là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Nhận lời mời của Thủ tướng Justin Trudeau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh Các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mở rộng và thăm Canada từ ngày 8 đến 10/6. Trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm của Thủ tướng được kỳ vọng sẽ đạt dấu mốc mới, thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ giữa hai nước trong tương lai.

Các dấu ấn đặc biệt trong 45 năm quan hệ ngoại giao

Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay quốc tế Jean-Lesage, thành phố Quebec, Canada. - Sputnik Việt Nam
"Việt Nam xem Canada là đối tác quan trọng ở châu Mỹ"
Việt Nam và Canada chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/8/1973. Trải qua gần nửa thập kỷ bang giao xuyên Thái Bình Dương, quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp và rộng mở. Trong những năm gần đây, hai bên đạt được nhiều bước tiến tích cực thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao trên bình diện song phương và đa phương giữa các nhà lãnh đạo hai nước, các doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức, và học giả.

Trong chuyến thăm Canada của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh vào tháng 9/2014, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã ký Ý định thư nhằm củng cố và thúc đẩy quan hệ.

Tiếp đó, trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Canada Stephane Dion vào tháng 9/2016, hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ trên 7 lĩnh vực của Ý định thư về quan hệ hai nước, đặc biệt là thương mại — đầu tư và giáo dục đào tạo.

Việt Nam là ngôi sao đang lên ở khu vực Đông Nam Á
Gần đây nhất, nhân sự kiện Thủ tướng Canada Justin Trudeau tới thăm Việt Nam trong dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là dấu mốc quan trọng, mở ra chương mới cho quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, và an ninh.

Thủ tướng Trudeau đồng thời bày tỏ: "Quan hệ đối tác sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa để nâng cao sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống cũng như hợp tác kinh tế giữa hai nước trong tương lai". 

Qua các chuyến thăm, các lãnh đạo Canada nhiều lần khẳng định Canada có lợi ích lâu dài tại châu Á — Thái Bình Dương, và Việt Nam chính là đối tác quan trọng của Canada ở khu vực. Canada mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với Việt Nam. Theo website chính phủ Canada, Việt Nam được Canada xác định là một trong 25 nước "tâm điểm".

© Ảnh : Q.A/ZingĐại diện Việt Nam - Canada ký một số bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác.
Đại diện Việt Nam - Canada ký một số bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác. - Sputnik Việt Nam
Đại diện Việt Nam - Canada ký một số bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác.

G7 - Sputnik Việt Nam
G7 và G20 mở cửa cho Việt Nam
Việt Nam cũng luôn ủng hộ vai trò cầu nối của Canada với châu Á — Thái Bình Dương và hoan nghênh sự đóng góp của Canada cho hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực. Việt Nam coi trọng sự hỗ trợ của Canada trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước với tổng giá trị ODA dành cho Việt Nam từ năm 1990 là hơn 600 triệu USD.

Kỷ niệm 45 năm ngoại giao đánh dấu cột mốc quan trọng trong mối quan hệ vốn đã tốt đẹp và nhiều tiềm năng giữa Việt Nam và Canada, đặc biệt trong bối cảnh hai nước ngày càng chia sẻ nhiều lợi ích song trùng trong quan hệ song phương, khu vực và quốc tế.

© Ảnh : Việt Hùng/ZingThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Canada Justin Trudeau
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Canada Justin Trudeau - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Canada Justin Trudeau

Tiềm năng lớn trong thương mại và đầu tư

Trong cuộc trao đổi với những doanh nghiệp hàng đầu Canada hôm 8/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nền kinh tế hai nước có tiềm năng lớn và có tính bổ trợ cao cho nhau hơn là cạnh tranh.

Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 đạt gần 5 tỷ USD, cao nhất trong khối ASEAN. Canada đứng thứ 14 trên 112 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 149 dự án trị giá 4,1 tỷ USD, theo Bộ Ngoại giao.

"Chúng ta vui mừng về con số hiện nay nhưng hợp tác thương mại còn có thể tiến xa hơn thế rất nhiều. Đây cũng là thách thức cho tôi khi thực hiện các ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình", Đại sứ Canada tại Việt Nam Ping Kitnikone trả lời Zing.vn.

Việt Nam và Canada hiện cùng là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), khối thương mại tự do lớn thứ ba thế giới, sau Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Liên minh Châu Âu.

Giáo dục và đào tạo trở thành cầu nối hợp tác

Trong nhiều năm trở lại đây, Canada đã trở thành một trong những điểm đến hàng đầu cho du học sinh Việt Nam. Số du học sinh Việt Nam tại Canada tăng gấp đôi trong 10 năm qua, đưa Việt Nam trở thành nước lớn nhất trong số các nước ASEAN có du học sinh tại Canada.

Trường Sa - Sputnik Việt Nam
G7 phản đối quân sự hoá Biển Đông, Trung Quốc bực tức
Với hàng loạt các yếu tố bao gồm cả giáo dục và công nghệ, chất lượng cuộc sống cũng như sức mạnh về kinh tế, Canada hội tụ rất nhiều nét ưu việt để các sinh viên quốc tế gửi gắm những ước mơ và dự định lâu dài trong tương lai.

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới trường Đại học Laval, Canada, Thủ tướng cho biết trong số những sinh viên Việt Nam được đào tạo tại Canada, nhiều người đã trở thành giáo sư, chuyên gia trong các tổ chức nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam nói riêng và làm cầu nối cho sự hợp tác giữa hai nước nói chung.

© Ảnh : VGPCác sinh viên Việt Nam chào đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Các sinh viên Việt Nam chào đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. - Sputnik Việt Nam
Các sinh viên Việt Nam chào đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Đoàn lãnh đạo Cấp cao Canada tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 - Sputnik Việt Nam
Báo chí Canada nói gì về chuyến thăm của Thủ tướng Trudeau tới Việt Nam?
Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện triển khai hai chương trình học bổng đi học tại Canada gồm Chương trình miễn giảm học phí cho sinh viên Việt Nam và Học bổng Ngân sách Nhà nước theo Đề án 911 và Đề án 599.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo hai nước còn có nhiều chương trình hợp tác như Chương trình Canada học (tại Khoa Quốc tế, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), Chương trình hợp tác giữa Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam, trường Đại học Trà Vinh và Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Canada, giữa Đại học Kinh tế Quốc dân với ĐH Tổng hợp Quebec tại Montreal (UQAM).

"Từ kinh nghiệm của bản thân cũng như với tư cách đại sứ, tôi có thể nói rằng bất cứ sinh viên quốc tế nào ở Canada, bao gồm cả du học sinh Việt Nam, cũng sẽ được trải nghiệm sự đa dạng trong xã hội của chúng tôi. Đó là môi trường rất an toàn, chất lượng giáo dục cao", Đại sứ Kitnikone nói.

Theo: Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала