Đạo luật của Việt Nam về an ninh mạng gây khó dễ cho ai?

© Fotolia / GlebstockĐiệp viên
Điệp viên - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 1 tháng Một năm 2019, đạo luật về an ninh mạng do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Có Luật An ninh mạng, chuyện gì sẽ xảy ra?

Một trong những nội dung của đạo luật là việc nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để phá hoại chế độ, gây mất uy tín đoàn kết dân tộc, tuyên truyền khủng bố, xúc phạm tình cảm của các tín đồ, phổ biến thông tin sai lệch và phim khiêu dâm. Theo luật, các công ty quốc tế và địa phương làm công việc thu thập và phân tích thông tin về người sử dụng có trách nhiệm lưu giữ các thông tin này trên các server mạng tại Việt Nam, cũng như kiểm tra thông tin về người sử dụng trong khi họ đăng ký, và nếu cần thiết, cung cấp thông tin cho Bộ công an.

Bình luận về việc áp dụng đạo luật trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, giám đốc Viện nghiên cứu Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học tổng hợp Saint Peterburg, giáo sư Vladimir Kolotov lưu ý, không gian mạng cũng chính là lĩnh vực chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào, không khác gì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền không phận và chủ quyền lãnh hải. Hơn thế nữa, đây là không gian, nơi diễn ra những hành động thù địch không kém phần nguy hiểm so với các hành động thật ngoài đời.

Bất kỳ quốc gia nào — giáo sư Kolotov lưu ý — cũng có hai con đường. Hoặc là thiết lập trật tự, điều tiết không gian mạng chủ quyền nhờ các đạo luật, hoặc bán lại không gian này hay trao cho các lực lượng bên ngoài quản lý: đó là các quốc gia khác với các cơ quan an ninh của mình, các tập đoàn xuyên quốc gia, các tổ chức khủng bố, các tên tội phạm mạng. Nếu nói về vùng Đông Nam Á, tại khu vực này quân đội chính phủ tiến hành các hành động quân sự chống lại quân khủng bố từ Myanma cho tới Philippines. Đương nhiên là quân khủng bố trao đổi thông tin với nhau không phải là qua chim bồ câu đưa thư, mà là qua mạng Internet. Và riêng về mảng này thì những tên khủng bố được trang bị thậm chí tốt hơn cả một số quốc gia trong khu vực.

© Ảnh : QHDự thảo Luật An ninh mạng dự kiến được Quốc hội thông qua vào sáng 12/6
Dự thảo Luật An ninh mạng dự kiến được Quốc hội thông qua vào sáng 12/6 - Sputnik Việt Nam
Dự thảo Luật An ninh mạng dự kiến được Quốc hội thông qua vào sáng 12/6

Căn cứ theo chỉ số Quốc tế về an ninh mạng, Việt Nam xếp thứ 100 trên thế giới, và xếp vị trí "đội sổ" ở khu vực ASEAN. Mức độ an ninh mạng thấp đã dẫn tới những vụ việc đáng tiếc, ví dụ như vào ngày phán quyết của Tòa án Hague về Luật Biển, tin tặc đã tấn công hàng không Việt Nam. Cách đây không lâu, tin tặc vừa cướp sạch tiền từ tài khoản của các khách hàng Agribank. Cựu nhân viên tình báo CIA Edward Snowden đã cho biết rằng CIA đọc thông tin trên máy tính của các nhân viên ngoại giao Việt Nam dễ dàng như đọc máy tính cá nhân của mình. Vì thế, những người lên tiếng phản đối áp dụng đạo luật của CHXHCN Việt Nam về an ninh mạng đang tiếp tay cho tình trạng kém an toàn của đất nước trong lĩnh vực an ninh mạng, mà điều này gây ra nguy cơ không chỉ cho chủ quyền không gian mạng, mà cho chính chủ quyền thực sự của đất nước.

Протесты против законопроекта о Специальной экономической зоне во Вьетнаме - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Tranh luận nóng Dự luật An ninh mạng

Việc thông qua đạo luật này, — giáo sư Kolotov nhận định — không hề vi phạm hay can thiệp tự do ngôn luận. Luật an ninh mạng bao gồm những điều hoàn toàn khác, đó là những gì liên quan tới cơ sở hạ tầng của Internet. Ở đây không đề cập tới vấn đề thông tin, mà là việc quản lý các siêu dữ liệu, nghĩa là thông tin về thông tin. Sau khi đạo luật bắt đầu có hiệu lực, sẽ không có ai đọc những thông tin trao đổi riêng tư của những người sử dụng mạng máy tính toàn cầu, đơn giản là không đủ bộ nhớ để làm việc này. Những đạo luật tương tự như đạo luật vừa được thông qua ở Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh mạng đang triển khai hiện nay đặt mục đích không phải là xâm phạm quyền lợi của công dân, mà ngược lại, bảo vệ những quyền lợi riêng của họ. Những đạo luật tương tự cũng được thông qua ở Nga và ở nhiều nước trên thế giới. Nhớ lại chuyến công tác gần đây tới Đức, giáo sư Kolotov nói rằng ở nước này muốn vào mạng không hề đơn giản chút nào, vì mọi thông tin cá nhân về bạn sẽ hoàn toàn hiển lộ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала