Mỹ đứng trước cơ hội thoát khỏi cuộc chiến đẫm máu kéo dài nhất kể từ chiến tranh Việt Nam

© AP Photo / Mindaugas KulbisQuân nhân Mỹ
Quân nhân Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc chiến tranh Afghanistan hay còn được gọi là "Chiến dịch Tự do bền vững" (Operation Enduring Freedom) đến nay đã 17 năm là cuộc chiến kéo dài nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh Việt Nam.

Thỏa thuận ngừng bắn được kí kết

Ngày 16/6/2018, chính phủ Afghanistan Phong trào Taliban vừa ký một thỏa thuận ngừng bắn nhân dịp ngày lễ Al-Fitr của người Hồi giáo sau khi kết thúc tháng Ramadan. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Mỹ tấn công Afghanistan năm 2001.

NATO không muốn để quân Mỹ rút khỏi Afghanistan - Sputnik Việt Nam
Chính sách phá hoại của Hoa Kỳ ở Afghanistan sẽ dẫn tới đâu?

Thông tấn xã Khaama Press của Afghanistan đưa tin, các chiến binh Taliban đã vào các thành phố của Afghanistan, gặp gỡ dân chúng và các quan chức của chính phủ.

Bộ trưởng Nội vụ Afghanistan Wais Ahmad Barmak đã gặp và nói chuyện thân mật với một số thành viên của Phong trào Taliban trong ngày thứ hai của lễ Al-Fitr trên một đường phố ở Thủ đô Kabul.

Hình ảnh này được đăng tải rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy tình hình Afghanistan sắp tới có thể sẽ được cải thiện.

Động thái này có thể mở ra tia hy vọng về khả năng hòa giải giữa chính phủ Kabul với Phong trào Taliban nhằm chấm dứt cuộc chiến đẫm máu kéo dài 17 năm nay tại Afghanistan.

© REUTERS / Omar SobhaniQuân nhân ở Afghanistan
Quân nhân ở Afghanistan - Sputnik Việt Nam
Quân nhân ở Afghanistan

lính Mỹ tại Afghanisatan - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ đã chi hơn 1 nghìn tỷ USD cho chiến tranh ở Afghanistan
Dư luận chính giới các nước đều hoan nghênh thỏa thuận này. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố nêu rõ: "Mỹ hoan nghênh đề nghị ngừng bắn và sẵn sàng giúp các phe phái Afghanistan, trong đó có Phong trào Taliban tiến hành đàm phán để đạt được một Hiệp định hòa bình đi đến chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh".

Ngoại trưởng Nga lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại trực tiếp giữa Kabul và Taliban.

Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, Đại diện cấp cao về đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini cũng tuyên bố hoan nghênh việc chính phủ Afghanistan và Taliban thỏa thuận ngừng bắn và coi đây là bước đầu tích cực mở ra triển vọng đàm phán giữa các phe phái.

Cuộc chiến tranh Afghanistan hay còn được gọi là "Chiến dịch Tự do bền vững" (Operation Enduring Freedom) đến nay đã 17 năm là cuộc chiến kéo dài nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh Việt Nam.

Taliban - Sputnik Việt Nam
Mỹ muốn che giấu thất bại ở Afghanistan bằng cách cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho Taliban
Việc Mỹ trực tiếp tham chiến và duy trì sự có mặt quân sự ở Afghanistan từ 2001 đến nay trong khi hầu hết các nước khác trong Liên minh quốc tế đã rút, thực sự là gánh nặng đối với nền kinh tế Mỹ.

Khoảng 2.500 binh sĩ bị thiệt mạng, chi phí cho cuộc chiến lên tới trên dưới 2 ngàn tỷ đô la, Washington đã không đạt được mục tiêu của mình tại Afghanistan và cuộc chiến tại đây không biết đến bao giờ mới chấm dứt.

Đã đến lúc Mỹ phải tìm cách giải quyết vấn đề để có thể rút khỏi vũng lầy Afghanistan. Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", tổng thống Donald Trump cũng đang tìm cách giảm bớt cam kết với bên ngoài.

Tầm ảnh hưởng của Taliban

Đây không phải lần đầu Washington tìm cách mở cánh cửa đối thoại trực tiếp hoặc gián tiếp giữa chính phủ Kabul và Taliban nhưng đều không thành công.

Ngay khi được bầu làm Tổng thống Afghanistan tháng 9/2014, ông Ashraf Ghani đã tuyên bố sẽ thực hiện cam kết giải quyết vấn đề Afghanistan đưa ra trong chiến dịch tranh cử, tìm cách mở các kênh tiếp xúc và đàm phán với Taliban.

Ngày 28/2/2018, tại Hội nghị "Tiến trình hòa bình Kabul" tổ chức tại Thủ đô Kabul với sự tham gia của các đại diện từ Liên Hợp Quốc (LHQ), NATO, EU và 25 quốc gia, lần đầu tiên tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đề nghị công nhận Phong trào Taliban là một tổ chức chính trị và kêu gọi phong trào này gia nhập tiến trình hòa giải với chính phủ trung ương.

© AFP 2023 / Noorullah Shirzada Phiến quân Taliban
Phiến quân Taliban - Sputnik Việt Nam
Phiến quân Taliban

Phiến quân Taliban - Sputnik Việt Nam
Liệu Taliban có thể buộc Trump thay đổi chiến lược tại Afghanistan?
Tổng thống Ashraf Ghani đánh giá cao sự đáp ứng tích cực của Taliban đối với đề nghị ngừng bắn nhân dịp ba ngày lễ Fitr. Ông cũng đơn phương quyết định kéo lệnh ngừng bắn vô thời hạn để tạo không khí thuận lợi thúc đẩy Phong trào Taliban gia nhập tiến trình chính trị nhằm chấm dứt đổ máu tại Afghanistan.

Đàm phán nếu được khởi động với Taliban sẽ giúp Tổng thống Ashraf Ghani tăng vị thế của mình trong cuộc tranh cử nhiệm kỳ hai vào năm tới 2019.

Chiến dịch "Tự do bền vững" do Mỹ và NATO tiến hành năm 2001 với sự tham gia của 43 quốc gia trong liên minh quốc tế đã lật đổ được chế độ Taliban, nhưng đến nay vẫn không tiêu diệt được các lực lượng của Taliban.

Dù có sự giúp đỡ to lớn từ Lực lượng Trợ giúp An ninh Quốc tế (ISAF) của Mỹ và NATO, nhưng hiện nay chính phủ Kabul cũng chỉ kiểm soát được 57% lãnh thổ và 62% dân số Afghanistan.

Trong khi đó, Taliban kiểm soát 43% lãnh thổ và hoạt động ở hầu hết các thành phố, kể cả Thủ đô Kabul.

Taliban đang trở thành một lực lượng đối lập chính tại cần phải có vai trò trên chính trường Afghanistan.

Trong tình hình như vậy, vấn đề Afghanistan không thể giải quyết được bằng quân sự.

Ngừng bắn, tiến tới đàm phán hòa bình giữa chính phủ Ashraf Ghani và Taliban với sự tham gia của các nước liên quan là biện pháp tốt nhất để chấm dứt đổ máu, đem lại hòa bình, an ninh và ổn định cho Afghanistan.

© AP Photo / Rahmat GulNhóm cực đoan Taliban, Afganistan
Nhóm cực đoan Taliban, Afganistan  - Sputnik Việt Nam
Nhóm cực đoan Taliban, Afganistan

IS - Sputnik Việt Nam
Al-Qaeda và Taliban sẽ cùng đối đầu với IS
Thỏa thuận ngừng bắn nhân dịp lễ Al-Fitr giữa chính phủ Kabul và Phong trào Taliban và việc Tổng thống Ashraf Ghani quyết định kéo dài vô thời hạn thỏa thuận ngừng bắn này là dấu hiệu tích cực mở ra hy vọng cho một tiến trình hòa bình và hòa giải tại Afghanistan.

Chi phí và thiệt hại trong cuộc chiến tranh Afghanistan 2001-2018 

Cuộc Chiến tranh tại Afghanistan bắt đầu ngày 7/10/2001 dưới biệt danh "Chiến dịch Tự do bền vững" của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu để trả đũa cho vụ khủng bố 11/9/2001. Mục đích của chiến dịch này tại Afghanistan là nhằm tiêu diệt Tổ chức khủng bố Al-Qaeda và Taliban.

Trong cuộc chiến ở Afghanistan từ 2001 đến nay, hơn 111 ngàn người Afghanistan gồm dân thường, binh lính bị giết. Theo thống kê của một số tổ chức Mỹ, con số này là 360 ngàn và hàng chục ngàn người khác bị thương.

Số lính các nước tham gia Liên quân bị giết tại Afghanistan lên tới 3.408, trong đó lính Mỹ là 2.403 so với 4.523 bị giết trong cuộc chiến tranh Iraq. Năm 2010 được coi là năm tồi tệ nhất đối với quân Mỹ ở Afghanistan với 499 binh sĩ bị thiệt mạng.

Về chi phí cho cuộc chiến tranh Afghanistan, đến nay vẫn chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng chắc chắn sẽ không nhỏ.

Theo nhóm nghiên cứu "The Cost of War" (Chi phí chiến tranh) thuộc trường đại học Brown, chi phí này tính đến năm 2016 là 783 tỷ đô la, nhưng nếu tính các chi phí dài hạn liên quan như chăm sóc suốt đời cho các cựu chiến binh, lãi suất các khoản tiền vay ngân hàng, bảo hiểm…. thì con số này lên tới 1,8 đến 2 ngàn tỷ đô la.

Đại sứ Nguyễn Quang Khai 

Theo: Trí Thức Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала