Xử ông Đinh La Thăng: Chưa "tâm phục khẩu phục"?

© AP Photo / Vietnam News Agency Đinh La Thăng
Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Đinh La Thăng gỡ tội thế nào khi đối đáp với VKS Cấp cao?

Phiên phúc thẩm xét kháng cáo của ông Đinh La Thăng (cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam — PVN) cùng đồng phạm vừa khép lại 5 ngày xét xử, HĐXX đang nghị án và sẽ ra phán quyết vào chiều mai (26/6).

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng: “Tôi không có tội!”

Sau ba ngày thẩm vấn (22/6), VKS Cấp cao tại Hà Nội đã bác toàn bộ nội dung kháng cáo của ông Thăng bởi cho rằng "không oan, không có tình tiết giảm nhẹ mới". Trước đó, trong đơn kháng cáo hay trước tòa, ông Thăng nhiều lần xin tòa xem xét lại tội danh, hình phạt cũng như trách nhiệm dân sự bồi thường 600 tỷ đồng. Cựu chủ tịch PVN còn nói phán quyết của cấp sơ thẩm khiến ông "phải gánh chịu một cách bất công, vô lý".

VKS Cấp cao tại Hà Nội đánh giá bản án sơ thẩm đã tuyên đúng người, đúng tội khi phạt ông Thăng 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và yêu cầu buộc bồi thường 600 tỷ đồng.

Theo đó, ông Đinh La Thăng cùng sáu thuộc cấp ở PVN thực hiện ba lần góp vốn (tổng cộng 800 tỷ đồng) vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) khi chưa có sự đồng ý của Thủ tướng, chưa bàn bạc với các thành viên HĐQT và vượt quá tỷ lệ sở hữu cổ phần cho phép… Hậu quả, PVN bị mất toàn bộ 800 tỷ đồng.

© Ảnh : GIANG LONG/Tuổi TrẻÔng Đinh La Thăng và các bị cáo tại tòa
Ông Đinh La Thăng và các bị cáo tại tòa  - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng và các bị cáo tại tòa

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Sputnik Việt Nam
Vụ ông Đinh La Thăng và chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cơ quan công tố nhận định ông Thăng giữ vai trò chính; đưa ra chủ trương, chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi phạm tội. Với hậu quả đặc biệt, bản án sơ thẩm cũng đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ đúng pháp luật; có xem xét quá trình đóng góp của bị cáo cho xã hội, ghi nhận nhân thân tốt…

"Đến nay không có tình tiết giảm nhẹ nào khác nên cần giữ nguyên mức án như cấp sơ thẩm tuyên", VKS nêu quan điểm ngày 22/6.

5 vấn đề ông Thăng đòi VKS đối đáp

Tại phần tự bào chữa, ông nêu một tràng câu hỏi với năm vấn đề ‘đòi' VKS đối đáp. Thứ nhất, số tiền 244 tỷ Oceanbank chia cổ tức PVN là tiền thật hay ảo? 4.000 tỷ vốn điều lệ mới của Oceanbank sau khi bị Ngân hàng Nhà nước mua với giá 0 đồng là tiền thật hay ảo?

Thứ hai, VKS đánh giá việc ông ký quyết định cử người đại diện 20% vốn điều lệ tại Oceanbank sau lần góp vốn thứ ba năm 2011 là sai, vậy để đúng quy định, doanh nghiệp phải điều chỉnh việc sở hữu vốn xuống còn 15%, như thế 5% còn lại ai sở hữu?

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Ông Sơn xin được sống, ông Thăng mong tìm ra "thật giả"
Thứ ba, ông muốn biết vì sao PVN không được thoái vốn? Trách nhiệm không bảo toàn được vốn khi không cho thoái vốn thuộc về ai? Vấn đề đối đáp thứ tư của ông Thăng với VKS có nội dung: Nếu không giải quyết hệ lụy việc PVN thành lập hụt ngân hàng Hồng Việt (hơn 300 tỷ đồng đã đầu tư) bằng việc "bắt tay" với Oceanbank thì việc này ai chịu trách nhiệm?

Thứ năm, ông Thăng đề nghị cơ quan công tố đối đáp các khoản kiểm tra, kiểm toán không đúng dẫn đến tiền ảo thì trách nhiệm của các cơ quan có trách nhiệm thế nào? Những báo cáo về Oceanbank (đã có thẩm định) có đủ độ tin cậy cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào đó để giao dịch không?

Chủ tọa yêu cầu VKS đối đáp từng vấn đề ông Thăng nêu. Tuy nhiên, người đại diện cơ quan công tố lại dẫn một loạt các văn bản, quyết định như nội dung cáo trạng, bản án sơ thẩm và khẳng định ông Thăng có hành vi phạm tội.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Sputnik Việt Nam
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Tôi rất thanh thản”
Chủ tọa ngay sau đó đề nghị VKS không thống kê văn bản "vì HĐXX không hiểu gì cả, phải nói bản chất văn bản và đối đáp lại ý kiến". Trước yêu cầu này, VKS tiếp tục khẳng định ông Thăng không bị oan. VKS giữ nguyên quan điểm cáo buộc ông Thăng ký thỏa thuận góp vốn khi chưa bàn bạc HĐTV, ký Nghị quyết khi chưa có ý kiến của Thủ tướng. "Việc đó thể hiện hành vi cố ý làm trái, vi phạm quy chế làm việc của HĐQT của PVN do chính ông Thăng ký trước đó", VKS đối đáp.

Luật sư bức xúc vì VKS không đối đáp

Luật sư Đỗ Ngọc Quang (bào chữa cho cựu kế toán trưởng PVN Ninh Văn Quỳnh) khi tranh tụng đã nhiều lần "đòi" cơ quan công tố đối đáp. Ông Quang muốn có lời giải về việc "PVN có mong muốn mất 800 tỷ không?", vì sao ông Nguyễn Ngọc Sự (cựu thành viên HĐQT PVN) không bị khởi tố điều tra, trong khi Ninh Văn Quỳnh và Nguyễn Xuân Sơn (cựu phó tổng giám đốc PVN) không phải thành viên HĐQT thì lại vướng lao lý?

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho ông Đinh La Thăng) cũng nhiều lần đề nghị VKS đối đáp những vấn đề đã nêu trong suốt quá trình tranh luận như: Căn cứ gì chứng minh bị cáo Thăng cố ý trong việc góp vốn nhằm gây hậu quả cho PVN? Tài liệu nào chứng minh ông Thăng phải chịu trách nhiệm về kết quả thua lỗ của Oceanbank?…

© Ảnh : Người đưa tinLuật sư Nguyễn Huy Thiệp bào chữa cho ông Đinh La Thăng.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp bào chữa cho ông Đinh La Thăng. - Sputnik Việt Nam
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp bào chữa cho ông Đinh La Thăng.

Đáp lại, VKS chỉ nói chung chung rằng "các bị cáo đều là người có chức vụ quyền hạn, mà đã là lãnh đạo phải nắm được quy định của pháp luật, phải chịu trách nhiệm theo hậu quả xảy ra". VKS cũng từ chối tranh luận về việc mua ngân hàng 0 đồng bởi quyền hạn, trách nhiệm mỗi cơ quan khác nhau và đều phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ông Đinh La Thăng tự bào chữa tại tòa - Sputnik Việt Nam
Rất hồn nhiên: Ông Thăng đề nghị tòa tuyên vô tội
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đối đáp rằng Bộ luật Tố tụng hình sự cho phép luật sư có quyền, nghĩa vụ đưa ra mọi căn cứ chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Còn VKS phải đưa ra chứng cứ lập luận đến cùng đối đáp từng ý kiến của luật sư, bị cáo, người tố tụng khác.

"Nhưng rất tiếc những nội dung liên quan căn cứ pháp lý để chứng minh ông Thăng có tội hay không đã không được tranh luận", luật sư nói và cho hay khi đối đáp mới thể hiện sự tôn trọng và có như vậy "mới loại trừ được oan sai, các bị cáo mới tâm phục khẩu phục".

Trong vụ án cố ý góp 800 tỷ đồng vốn của PVN vào Oceanbank trái luật được Tòa Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm, bảy bị cáo là cựu lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí: Đinh La Thăng (cựu chủ tịch HĐQT), Nguyễn Xuân Sơn (cựu phó tổng giám đốc), Ninh Văn Quỳnh (cựu kế toán trưởng), Vũ Khánh Trường, Nguyễn Thanh Liêm, Phan Đình Đức, Nguyễn Xuân Thắng (cựu thành viên HĐTV).

Bảy người bị TAND Hà Nội tuyên phạm tội Cố ý làm trái với mức án 15 tháng cải tạo không giam giữ tới 18 năm tù. Riêng ông Ninh Văn Quỳnh thêm tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn, án 16 năm tù.

Các bị cáo này đều chống án xin: xét lại tội danh, kêu oan, giảm nhẹ hình phạt, miễn trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên VKS Cấp cao tại Hà Nội đề nghị giữ nguyên phán quyết của cấp sơ thẩm với tất cả.

Theo: Vnexpress

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала