Hé lộ bí mật "động trời" tại VN Pharma

© Ảnh : CANDVăn phòng của Công ty VN Pharma.
Văn phòng của Công ty VN Pharma. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngoài hành vi buôn lậu lô thuốc "không dùng chữa bệnh cho người" H-Capita 500 mg Caplet thì VN Pharma cũng làm giả hợp đồng để mua bán thuốc Health 2000 Canada.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Công an làm rõ việc Công ty CP VN Pharma nhập khẩu, lưu hành 6 loại thuốc mang nhãn hiệu do Công ty Health 2000 sản xuất tại Canada (thực tế là Health 2000 không có nhà máy sản xuất tại Canada), nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án theo quy định pháp luật; báo cáo Thủ tướng trong tháng 8-2018. Vậy thuốc Health 2000 Canada được buôn bán, tiêu thụ như thế nào?

Nâng khống giá thuốc

Ngoài việc làm giả hồ sơ thuốc H-Capita 500 mg Caplet (9.300 hộp trị giá 5,3 tỉ đồng, vụ án này đang được điều tra lại) thì từ năm 2012 đến 2014, Nguyễn Minh Hùng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP VN Pharma) cùng đồng phạm còn làm giả hợp đồng mua bán thuốc với Công ty Austin Hồng Kông để làm thủ tục nhập khẩu một số lô thuốc (H2K-Levofloxacin, H2K-Ciprofloxacin) có nhãn mác Health 2000 Canada.

Thực tế lô thuốc này Công ty CP VN Pharma đã thông qua Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc Công ty Hàng hải quốc tế H&C) đặt mua của một người tên Raymundo ở Philippines (một nhân vật không xác định được lai lịch) để làm thủ tục nhập khẩu.

Lô thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada được Cường cũng làm giả Invoice (hóa đơn thương mại), Packing list (phiếu đóng gói), COA (bảng phân tích thành phần sản phẩm), đóng dấu Công ty Health 2000 Canada để cung cấp cho VN Pharma.

Ngày 21-9-2014, Mai Thị Thu Nhật (vợ Võ Mạnh Cường) đã tự nguyện giao nộp con dấu Công ty Health 2000 Canada cho Cơ quan An ninh điều tra. Đến nay, do không thu giữ được đầy đủ tài liệu và tang vật nên Cơ quan An ninh điều tra không có điều kiện xác định cụ thể số lượng, chất lượng thuốc và giá trị thực của lô hàng này.

Về số tiền chênh lệch nâng khống giá thuốc trong việc nhập khẩu một số lô thuốc H2K-Levofloxacin, H2K-Ciprofloxacin có nhãn mác Health 2000 Canada đã được Bộ Công an làm rõ.

Cụ thể, kết quả điều tra xác định được từ năm 2012 đến 2014, Công ty CP VN Pharma đã chuyển tiền ra nước ngoài thông qua tài khoản của Công ty Sa Chempha ở Campuchia do Ngô Anh Quốc (Phó Tổng Giám đốc Công ty CP VN Pharma) và Nguyễn Trí Nhật thành lập. Đồng thời, VN Pharma cũng chuyển tiền vào tài khoản của Công ty Auspicious Keen Limited và Công ty Sigma Holding Corp ở Hồng Kông.

Sau khi tiền được chuyển vào các tài khoản của các cá nhân và công ty này thì được rút ra cho chi phí bán hàng và mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng đứng tên một số cán bộ chủ chốt của Công ty CP VN Pharma.

Cụ thể, tại Ngân hàng Tiên Phong: Ngô Anh Quốc đứng tên 16 sổ tiết kiệm (gần 50 tỉ đồng), Nguyễn Trí Nhật đứng tên 16 sổ tiết kiệm (gần 60 tỉ đồng), Lê Thị Vũ Phương đứng tên 6 sổ tiết kiệm (gần 14 tỉ đồng), Nguyễn Văn Vàng (tổ trưởng Tổ bán hàng) đứng tên 1 sổ tiết kiệm 5 tỉ đồng.

Tại Ngân hàng CP Quân đội (MB Bank), Ngô Anh Quốc đứng tên 3 sổ tiết kiệm 14,5 tỉ đồng; Lê Thị Vũ Phương đứng tên 3 sổ tiết kiệm 13,5 tỉ đồng.

© Ảnh : vovBị cáo Nguyễn Minh Hùng - cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharmar
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng  - cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharmar  - Sputnik Việt Nam
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng - cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharmar

Sử dụng sổ tiết kiệm để làm gì?

Theo điều tra của Bộ Công an, Công ty CP VN Pharma đã sử dụng các sổ tiết kiệm trên (hơn 150 tỉ đồng) để thế chấp vay tiền ngân hàng cho mục đích kinh doanh. Sau khi Nguyễn Minh Hùng bị bắt, các ngân hàng trên đã tất toán để thu hồi nợ. Hiện tại Ngân hàng Tiên Phong còn dư 2,3 tỉ đồng trong tài khoản tiết kiệm đứng tên Nguyễn Trí Nhật. Thực chất số tiền trong các sổ tiết kiệm này đều là tiền của Công ty CP VN Pharma.

Ngoài ra, Công ty CP VN Pharma còn lập giả các hợp đồng vay vốn cá nhân để hợp thức hóa số tiền nâng khống thuốc đã nhận về sử dụng chi phí các khoản không hóa đơn, chứng từ.

Những người đứng tên sổ tiết kiệm và những bị can đã bị khởi tố đều khai nhận số tiền trong sổ tiết kiệm và các hợp đồng vay vốn nói trên đều là tiền của Công ty CP VN Pharma thu về bằng thủ đoạn nâng khống giá thuốc, để ngoài sổ sách kế toán. Đồng thời tiền này còn được sử dụng chi phí "hoa hồng" cho các bác sĩ để đưa thuốc vào bệnh viện theo chỉ đạo của Nguyễn Minh Hùng. 

Do chưa sử dụng đến tiền nâng khống giá thuốc nên đưa vào sổ tiết kiệm đứng tên nhân viên Công ty CP VN Pharma và dùng để thế chấp vay vốn kinh doanh. Hành vi này có dấu hiệu "Trốn thuế", tuy nhiên, do sự việc đã xảy ra quá lâu, số thuốc nhập về đã tiêu thụ, Cơ quan An ninh điều tra không thu giữ được tài liệu đầy đủ nên không có điều kiện điều tra, làm rõ số tiền của từng trường hợp cụ thể.

Nguồn: nld

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала