Kẻ giết người tàn ác và nụ cười ớn lạnh

© Ảnh : HỮU KHOA/Tuổi TrẻNụ cười Nguyễn Hữu Tình
Nụ cười Nguyễn Hữu Tình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lâm cảnh khốn cùng không có nghĩa phản ứng lại như là kẻ khốn kiếp! Con người khác con quỷ ở chính điểm này, cái mà chúng ta quen gọi là nhân tính. Điều này thật logic và dễ hiểu.

Theo dõi diễn biến phiên tòa sơ thẩm xét xử nghi phạm gây ra cái chết của 5 người trong một gia đình ở quận Bình Tân (TP HCM), tôi bị sốc bởi nụ cười của "sát thủ mang gương mặt trẻ con" Nguyễn Hữu Tình.

bị cáo thảm sát 5 người ở Sài Gòn - Sputnik Việt Nam
Đẫm nước mắt tại phiên tòa xét xử bị cáo thảm sát 5 người ở Sài Gòn

Đây là lần thứ hai tôi được biết đến một nụ cười như vậy. Lần thứ nhất là nụ cười của Lê Văn Luyện hung thủ gây thảm án ở thị trấn Đồi Ngô (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang). Khi ra tòa, Luyện cũng nở một nụ cười. Người điên, kẻ tâm thần mất trí cũng có nụ cười gần như thế nhưng nó gợi lên sự xót thương trước nghịch cảnh nhiều hơn là sự nổi giận, bất bình.

Lần đó, dư luận xã hội đã sôi sục vì nụ cười mà nhiều người đã "phiên dịch" ra lý do của nó vì bị cáo khi gây án chưa đủ 18 tuổi và theo luật định, mức án cao nhất cũng sẽ không thể là tử hình.

bị cáo Nguyễn Hữu Tình - Sputnik Việt Nam
Tử tù hiến tạng cho y học: Luật không cấm nhưng khó thực hiện!
Nhưng lần này, Nguyễn Hữu Tình, dù đã nghe đầy đủ về bản luận tội cho bản thân mình, nghe cả phần bào chữa gần như "chẳng có gì để nói" của luật sư, cầm chắc trong tay cái chết, Tình vẫn nở nụ cười.

Đó không thể là nụ cười giễu cợt, cười vào mặt chúng ta; cũng không thể là nụ cười của sự hiểu biết cảnh ngộ của bản thân dù Tình xin được hiến tạng sau khi thi hành bản án mà tòa án đã tuyên. Nụ cười phi logic không thành tiếng ấy có một cái gì đó không thể hiểu được, có một cái gì đó rất đáng sợ, ớn lạnh.

Không thể biện luận cho tội ác theo kiểu đạo đức rởm: do y lớn lên trong một môi trường không nhận được những sự giáo dục đầy đủ về trách nhiệm của bản thân, không nhận thức được đầy đủ về nghĩa vụ tôn trọng tính mạng của đồng loại, và trên hết không cảm nhận được đầy đủ về tình yêu thương, mỗi con người đều có khả năng có hành động lệch chuẩn. Trong những trường hợp nhất định, hành vi lệch chuẩn của họ để lại những hậu quả thảm khốc, gây nên những nỗi thống khổ cho gia đình nạn nhân, nỗi đau cho xã hội.

Nguyễn Hữu Tình tại cơ quan công an - Sputnik Việt Nam
Lời khai man rợ của kẻ giết cả gia đình 5 người ở Bình Tân
Không thể biện hộ cho tội ác man rợ bằng cách chuyển một phần lỗi cho xã hội theo kiểu: kẻ giết người cũng là sản phẩm của xã hội hiện đại, của những phim ảnh và game đầy bạo lực, của những cư xử mà giữa con người với nhau thiếu đi sự quan tâm, thương yêu, chia sẻ, cảm thông.

Lâm cảnh khốn cùng không có nghĩa phản ứng lại như là kẻ khốn kiếp! Con người khác con quỷ ở chính điểm này, cái mà chúng ta quen gọi là nhân tính. Điều này thật logic và dễ hiểu.

Nhưng sẽ là khó hiểu và đau đầu khi cái ác, kẻ giết người tàn ác lại bộc lộ một nụ cười không thành tiếng, từa tựa như nụ cười của con người. Đáng sợ và ớn lạnh!

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала