Phá hủy boongke. Tại sao bom phá bê tông lại trở thành thời thượng

© Ảnh : Vitaly V. KuzminQuả bom bê tông BETAB-500Sh
Quả bom bê tông BETAB-500Sh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong lĩnh vực công binh, bê tông được sử dụng gần như ngay từ khi phát minh ra "đá nhân tạo" (vào giữa thế kỷ 19). Đương nhiên sẽ xuất hiện nhu cầu các phương tiện...để phá hủy các cấu trúc kỹ thuật bê tông. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không đơn giản như vậy, và giải pháp là việc phát minh ra đạn pháo và bom phá bê tông.

Về sự phát triển của loại vũ khí này và các tính năng của nó — theo tài liệu của "Sputnik".

Cuộc không kích của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga vào các cứ điểm của IS ở Syria - Sputnik Việt Nam
Không lực Nga phá hủy các cơ sở của IS ở Syria bằng bom xuyên phá bê tông
Đạn phá bê tông khác hẵn với đạn phân mảnh nổ trên cao hoặc đạn xuyên giáp bằng việc gia cường lớp vỏ. Trước một mảng bê tông cốt thép, nó phải bắn vào theo phương thẳng trực tiếp với tốc độ lớn. Đầu đạn không phát nổ ngay lập tức, mà chỉ nổ khi đã ở bên trong lòng lớp bê tông hay cấu trúc.

Trong cuộc chiến tranh Liên Xô — Phần Lan năm 1939-1940. Hồng quân tấn công vào "đường Mannerheim" —  hệ thống phòng ngự  ba lớp bằng đá granite, công sự bê tông và bọc thép trong vùng gọi là "eo Karelia" giữa vịnh Phần Lan và Hồ Ladoga. Sau lần lấn công đầu tiên thất bại và thiệt hại lớn về nhân sự, chỉ huy Liên Xô quyết định sử dụng pháo binh cỡ lớn hơn. Đặc biệt hiệu quả là pháo tự hành 203-milimet B-4. Những viên đạn phá bê tông làm nổ tung boongke tường dày hai mét, nhiên liệu, vũ khí  và biến chúng thành đống đổ nát. Quân lính Phần Lan choáng váng gọi B-4 là "búa tạ Stalin " cho sức mạnh hủy diệt của viên đạn.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhHồng quân trong cuộc chiến tranh Liên Xô - Phần Lan năm 1939-1940
Hồng quân trong cuộc chiến tranh Liên Xô - Phần Lan năm 1939-1940 - Sputnik Việt Nam
Hồng quân trong cuộc chiến tranh Liên Xô - Phần Lan năm 1939-1940

Nhóm hàng không quân sự Nga tại sân bay Hmeymim tại Syria - Sputnik Việt Nam
Không quân Nga sử dụng những loại bom gì ở Syria?
Sự thành công và cảm hứng từ pháo binh Liên xô, các kỹ sư phát triển vũ khí tương tự dành cho máy bay. Quả bom bê tông trong nước đầu tiên là BetAB-150. Đầu nổ của bom nặng hơn một trăm kg, và blok tăng tốc phản lực cung cấp gia tốc bổ sung khi tiếp cận mục tiêu. BetAB-150 xuyên vào đá đến độ sâu hơn 1,5 mét, tạo thành một phễu nổ có đường kính 2 mét.

Ngay sau Thế chiến II, những quả bom bê tông mạnh mẽ hơn có trọng lượng tới 500 kilôgam được sử dụng trên máy bay ném bom. Những đạn dược như vậy qua nhiều giai đoạn hiện đại hoá vẫn được VKS Nga sử dụng cho đến ngày nay, ở cả Syria, phá hủy các boongke kiên cố, trung tâm chỉ huy của những kẻ khủng bố, kho vũ khí ngầm, các hệ thống thông tin liên lạc. Có cả loại bom phá bê tông rơi tự do và loại được trang bị động cơ tăng tốc phản lực (phản lực — tích cực).

© Sputnik / Ramil Sitdikov / Chuyển đến kho ảnhMáy bay ném bom Su-24 tại Syria
Máy bay ném bom Su-24 tại Syria - Sputnik Việt Nam
Máy bay ném bom Su-24 tại Syria

Bom phá bê tông BetAB-500 loại thông thường rơi từ độ cao vài ngàn mét, vì vậy nó có tốc độ khủng khiếp, cung cấp năng lượng động năng đủ để xuyên thủng mọi trở ngại. Quả bom này xuyên vào bê tông đến độ dày 1m hoặc 3 mét đất. Có phiên bản bom 500 kg phá bê tông bom được trang bị dù ổn định bay và động cơ phản lực cho khả năng tăng tốc khi đến gần mục tiêu. Quả bom như vậy có thể được ném từ độ cao thấp. Ngoài ra, nó chính xác hơn nhiều so với bom thông thường. Ngoài ra còn có bom mảnh phá bê tông RBC-500U, bao gồm 10 đầu đạn nhỏ. Nó được thiết kế để đánh phá các mục tiêu như sân bay hoặc đường cao tốc với lớp phủ bề mặt bằng bê tông.

© Bộ Quốc phòng Nga / Chuyển đến kho ảnhVụ tấn công VKS Nga sử dùng VKS BETAB-500 tại Syria
Vụ tấn công VKS Nga sử dùng VKS BETAB-500 tại Syria - Sputnik Việt Nam
Vụ tấn công VKS Nga sử dùng VKS BETAB-500 tại Syria

シリアのISを叩くロシア航空宇宙軍機、一昼夜で10の標的を破壊 - Sputnik Việt Nam
Không lực Nga tiêu diệt bốn sở chỉ huy IS ở tinh Idlib
Bom, đạn phá bê tông cũng được sử dụng trong quân đội các nước khác. Nổi tiếng nhất là bom có điều khiển GBU-28 của Mỹ, được phát triển đặc biệt dành cho Chiến dịch Bão sa mạc vào năm 1991. Do thiếu vũ khí mạnh mẽ để tiêu diệt boongke và các trung tâm chỉ huy quân đội Iraq, phiên bản  GBU-28 đầu tiên đã được chế tạo trong hai tuần, sử dụng vỏ đạn pháo cỡ 203 mm đã quá hạn phục vụ. Một quả bom với đầu dẫn bằng laser nặng hơn 2 tấn có thể xuyên qua lớp bê tông dày tới 6 mét. Trong kho vũ khí Không quân Hoa Kỳ có quả bom bê tông "thông minh" bé hơn — BLU-109/B: nặng khoảng 1 tấn và xuyên qua bê tông 2 mét. Ngoài Mỹ, bom xuyên bê tông còn có trong trang bị của Israel (bom phá boongke 227 kg MRP-500) và Pháp (bom Durandal 185 kg, tăng tốc phản lực. Được thả từ độ cao thấp và có thể phá hủy hoàn toàn đường băng, để lại một hố có đường kính lên đến 5 mét và độ sâu lên đến 3 mét).

Rõ ràng là bom, đạn phá bê tông sẽ không sớm phải "về hưu".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала