Cán bộ đi nước ngoài du học sao vẫn dốt: ĐBQH trả lời

© AP Photo / Maika ElanNgười Việt trên đường phố Hà Nội, trước Đại hội Đảng toàn quốc của Việt Nam
Người Việt trên đường phố Hà Nội,  trước Đại hội Đảng toàn quốc của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cán bộ xuất ngoại nhiều khi để giải quyết chính sách, chuẩn bị về hưu..., vì thế hiệu quả các chuyến đi nước ngoài không cao.

Trong một cuộc hội thảo tổ chức mới đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chỉ ra thực trạng, từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực đến nay đã có hàng ngàn cuộc hội thảo, chuyến đi khảo sát trong và ngoài nước với hàng ngàn cán bộ học tập về giám sát DNNN, học tập kinh nghiệm quản lý vốn nhà nước.

Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang tài trợ 50 lượt đi nước ngoài - Sputnik Việt Nam
Nóng chuyện cán bộ Tiền Giang đi nước ngoài như... đi chợ

Việc này tốn rất nhiều tiền của ngân sách, của doanh nghiệp nhưng kết quả giám sát DNNN lại rất tồi.

Bà đặt ra câu hỏi: Phải chăng chúng ta là một học trò dốt? Học biết bao nhiêu thầy, sách vở nhưng không hề học được thực tiễn để làm được việc. Hoặc các kiến thức được học về cũng bị áp dụng máy móc theo kiểu "thầy đọc, trò chép", không hiểu một cách thực tế, linh hoạt nên có đưa vào luật cũng không đạt được hiệu quả cao.

Trong thời gian làm chuyên gia tư vấn cho Thủ tướng, chuyên gia Phạm Chi Lan từng bị nhắn tin đe dọa. - Sputnik Việt Nam
Bà Phạm Chi Lan: Cải cách DNNN, phải chăng Việt Nam là học trò dốt?
Một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chia sẻ với nỗi trăn trở của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về hiệu quả của những chuyến đi nước ngoài để học tập, khảo sát của cán bộ, công chức.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định, việc đưa cán bộ đi học tập ở nước ngoài là vấn đề có tính chất chiến lược, đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế, cán bộ rất cần mở rộng tầm nhìn, giao lưu quốc tế, học tập kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm…

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, thời gian qua, công tác đưa cán bộ đi học tập ở nước ngoài có sự lỏng lẻo, sơ hở trong việc thiết kế các kế hoạch, chương trình cũng như nhân sự của các đoàn.

© Ảnh : Trí Thức TrẻĐB Lưu Bình Nhưỡng
ĐB Lưu Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
ĐB Lưu Bình Nhưỡng

"Sự lỏng lẻo đó gây tốn kém cho ngân sách nhà nước cũng như cho các chương trình được tài trợ, đặc biệt là có một số chương trình do doanh nghiệp tài trợ.

Ông Vũ Huy Hoàng - Sputnik Việt Nam
Thời ông Vũ Huy Hoàng: Tiền mồ hôi, nước mắt của dân mà vác ra nước ngoài chơi golf
Thực ra, về mặt đường lối, chính sách pháp luật thì rất chặt chẽ, nhưng quá trình tổ chức thực hiện lại chưa đến nơi đến chốn, việc sử dụng ngân sách để thiết kế các đoàn đi không hiệu quả,quản lý chưa được chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật. 

Đặc biệt, có sự thiếu gương mẫu của cán bộ là người đứng đầu, thậm chí có chuyện một số người đi để giải quyết chính sách, chuẩn bị về hưu, giải quyết cho một số người chưa bao giờ được đi đâu, cho nhân viên kế toán, lái xe đi…

Tôi biết có nhiều trường hợp như thế, vì thế, dư luận đánh giá nhiều chuyến cán bộ đi nước ngoài không hiệu quả là đúng", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chỉ rõ.

Trụ sở TAND TP. Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam
Tâm sự thật vụ 30 cán bộ tòa án Hải Phòng "vô tư" đi du lịch Hàn Quốc ngày làm việc
Cùng chia sẻ quan điểm về vấn đề này, bà Bùi Thị An, ĐBQH khóa XIII cho biết, tại Quốc hội khóa XIII, các ĐBQH đã đặt vấn đề Bộ Ngoại giao cần thống kê lại các đoàn đi nước ngoài và đánh giá hiệu quả của các đoàn đi thuộc các lĩnh vực. Tuy nhiên, câu hỏi đó chưa được trả lời.

"Đất nước còn rất nghèo, cho nên khi gửi các đoàn đi phải làm sao cho hiệu quả. Thế nhưng, trong quá trình tổ chức các đoàn đi, từ cách chọn, mục tiêu của nhiều đoàn không rõ, rồi khi về có khi có báo cáo, có khi không, chưa kể có báo cáo thì thực hiện báo cáo như thế nào… Những việc đó trước nay chưa làm được", bà Bùi Thị An nói.

Ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng CS Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội lần thứ 12 của Đảng CS tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Bước đi quyết định trên con đường làm trong sạch cán bộ của Việt Nam
Bà cũng chỉ ra thực trạng có nhiều đoàn đi nước ngoài chỉ để giải quyết chế độ, có đoàn có hiệu quả, có người có hiệu quả, nhưng nhìn chung lãng phí ngân sách rất nhiều.

Bên cạnh đó, có không ít đoàn đi nước ngoài do doanh nghiệp đứng ra tài trợ. Có doanh nghiệp đi để tham khảo, mời khách đi là có mục tiêu tốt, nhưng nhiều doanh nghiệp mời cán bộ, công chức đi để sau đó lobby chính sách.

"Đã là doanh nghiệp thì kinh doanh phải có lãi. Họ đã bỏ tiền ra tổ chức các đoàn đi nước ngoài, mời cán bộ cao cấp đi cùng là phải có ý định", bà An nhấn mạnh.

Cả hai vị ĐBQH đều cho rằng, đến nay vẫn chưa có tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả của các chuyến đi nước ngoài của cán bộ, công chức.

© Ảnh : Ngọc Quang/giaoduc.net.vnPhó Giáo sư Bùi Thị An
Phó Giáo sư Bùi Thị An - Sputnik Việt Nam
Phó Giáo sư Bùi Thị An

Thiếu tướng Nguyễn Văn Thân - Sputnik Việt Nam
Bình Thuận dừng chuyến đi Đức của Giám đốc Công an tỉnh
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng lưu ý: "Không ai nói cán bộ đi nước ngoài học tập giỏi, trung bình hay kém vì không có tiêu chí nào để đánh giá việc đó. Nhưng đừng lấy việc những cán bộ đi rồi về làm việc không tốt thì cho rằng họ đi học kém.

Việc đánh giá hiệu quả công việc còn nhiều yếu tố khác, chứ không chỉ vì một chuyến đi nước ngoài rồi nói cán bộ học tập kém. Phải công bằng chỗ đó.
 
Tuy nhiên, phải thấy rằng Việt Nam chưa có cơ chế để đánh giá chính xác được việc áp dụng các kiến thức học tập ở nước ngoài về như thế nào, nên hiện nay chưa kết luận được hiệu quả áp dụng là có".

Vị đại biểu chưa thể khẳng định kỳ họp tới của Quốc hội có chất vấn về vấn đề cán bộ đi nước ngoài hay không, bởi việc chất vấn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng ông cho rằng cần phải rà soát, đánh giá lại, cả về mặt chính sách cũng như quá trình thực hiện các chuyến đi nước ngoài của cán bộ để xác định trách nhiệm cho rõ ràng, đảm bảo sau này việc tổ chức các đoàn đi và sử dụng ngân sách hiệu quả.

"Tất cả các đoàn đi về phải có báo cáo và phải xác định rất rõ là có lộ trình áp dụng, thực hành những kiến thức mình đã học ra sao. Còn cứ để tình trạng như hiện nay thì tốn kém tiền của của nhân dân vô cùng. Nó cũng cho thấy công tác giám sát chưa hiệu quả và chưa được chú trọng", ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

Phó Bí thư Thường trực Ngô Thị Thanh Hằng: - Sputnik Việt Nam
Hà Nội: Yêu cầu Bí thư, Chủ tịch quận huyện hoãn đi nước ngoài để tập trung công việc
Đồng tình với điều này, bà Bùi Thị An cũng nhấn mạnh, việc đi nước ngoài phải chọn đúng người, phải xác định đi là để học, khi về phải có báo cáo và giám sát việc thực hiện.

"Chưa có thước đo đánh giá hiệu quả các chuyến đi nước ngoài. Những thực tập sinh, nghiên cứu sinh thì không nói, nhưng một số đoàn đi học mà thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, rác thải vẫn nhập về.

Việc học là cần thiết, nhưng liệu cán bộ đi có học không? Chính phủ đã có quy định công chức được cử đi nước ngoài không quá 2 lần/năm, nhưng tôi cho rằng cần phải làm chặt chẽ, sát sao hơn bởi tiền tổ chức các chuyến đi là tiền thuế của dân, hoặc nếu là tiền doanh nghiệp thì như đã nói, không bao giờ họ bỏ tiền ra mà không có ý định, tính toán gì.

Nếu cán bộ đi nước ngoài mà có hiệu quả thì có thể đi 3-4 lần/năm, thậm chí hơn, nhưng nếu không hiệu quả thì 1 lần cũng không cho đi. Quản chặt được cái này sẽ làm nội bộ, hiệu quả bộ máy tốt hơn, trong sạch chính sách hơn", bà Bùi Thị An phát biểu.

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала