Tại sao các quan chức Mỹ tránh đàm phán với các đối tác Trung Quốc?

© REUTERS / Hyungwon KangQuốc kỳ Mỹ và Trung Quốc
Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại thủ đô Argentina cuối tuần trước, đã có cuộc họp Bộ trưởng tài chính và Giám đốc ngân hàng trung ương các nước G-20. Chiến tranh thương mại toàn cầu là một trong những chủ đề chính của diễn đàn này.

Trước cuộc họp phía Mỹ thông báo sẽ không có buổi làm việc với phái đoàn Trung Quốc. Đồng thời, Stephen Mnuchin lưu ý rằng "họ sẵn sàng đàm phán." "Sự cởi mở" của ông chỉ liên quan đến EU, Canada, Mexico, Nhật Bản, mà Hoa Kỳ cũng đang tiến hành cuộc chiến thương mại với các đối tác này. Nhưng Trung Quốc, rõ ràng là phía Mỹ đã quyết định rút khỏi danh sách các đối tác, quốc gia nhất thiết phải đàm phán, nếu có thể,  để giảm thiểu tác động của một cuộc chiến thương mại lên kinh tế toàn cầu.

Và tình hình đang vô cùng phức tạp, chuyên gia của Viện Phát triển Đương đại Nikita Maslennikov cho biết:

Vũ khí Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Lập trường của Mỹ trong khu vực buộc Trung Quốc phải mở mang kho vũ khí hạt nhân?

"Thế giới đang đứng ở ngưỡng bị đẩy nhanh vào một cuộc suy thoái lớn. Phần lớn phụ thuộc vào sự đánh giá mối đe dọa này của người Mỹ và người Trung Quốc. Tình hình khá căng thẳng. Có cơ hội để hai bên một lần nữa tìm thấy ý chí chính trị chống lại các kịch bản cực đoan, dẫn đến sự leo thang của một cuộc chiến thương mại. Người Trung Quốc hoàn toàn hiểu biết đầy đủ các rủi ro phải đối mặt. Đối với họ, một vòng khủng hoảng mới trong cuộc chiến thương mại là vô cùng không mong muốn — một cú giáng vào tầng lớp trung lưu. Mặt khác, chúng ta cần phải hiểu Trung Quốc, bởi vì, có thể chơi trò mèo — chuột đến đâu. Những gì sẽ được thỏa thuận với người Mỹ, có thể được xem xét chỉ trong hai hoặc ba tuần. Có thể tin vào những gì đã được thỏa thuận hay không? Hoặc sẽ có một số đề xuất mới. Chúng có thể được đưa ra một cách vô tận".

© REUTERS / Carlos BarriaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump

Chuyên gia của Trung tâm thương mại quốc tế và hợp tác kinh tế Bộ Thương mại Trung Quốc Meng Xinyu, về phần mình, lưu ý hiện giờ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc trở thành con tin trong thời điểm giữa hai cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, khi bất kỳ mối liên hệ mới nào với Trung Quốc đều làm hạ điểm của Donald Trump:

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở châu Phi để theo đuổi mục tiêu quân sự-kinh tế?

"Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay đi xa đến mức các cuộc đàm phán bây giờ đã bế tắc. Hai bên không có sự tin tưởng cơ bản lẫn nhau cần thiết để đối thoại. Trong trường hợp này, ngay cả khi Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ gặp gỡ với các đối tác Trung Quốc, ông ta có thể nói về điều gì? Mỹ coi Trung Quốc, Nga, EU và Nhật Bản là kẻ thù của thương mại. Chủ điểm này đáp ứng một cách khách quan yêu cầu mà thời điểm giữa hai cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đặt ra trước Trump. Mặt khác, Hoa Kỳ tin rằng hệ thống kinh tế quốc tế hiện nay do họ lãnh đạo, tuy nhiên, những lợi ích mà họ nhận được, không tương ứng với mức độ trách nhiệm và chi phí họ phải chịu. Hoa Kỳ tin rằng các hệ thống nhiều bên và tổ chức đa phương phụ thuộc vào họ để tồn tại. Họ đưa ra các quy tắc thương mại quốc tế dựa trên sức mạnh của mình. Mục đích của chính quyền Trump là đạt được sự cân bằng kinh tế vĩ mô của đất nước, nhưng các biện pháp chính sách được thực hiện, thực sự trái ngược hoàn toàn với những mục tiêu họ muốn đạt được".

Quốc kỳ Việt Nam và Trung Quốc tung bay ở Bắc Kinh trong lễ chào đón Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại sân bay Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam nên làm gì để "không hứng đòn" từ Trung Quốc?

Một trong những công cụ chính trị là áp lực đối với Trung Quốc và, đồng thời, cải thiện hình ảnh của Tổng thống Mỹ trong con mắt của cử tri — những cáo buộc về tỷ giá đồng nhân dân tệ thao túng sự cạnh tranh.

Điều này rõ ràng là trong những tháng tới sẽ trở thành một trong những vũ khí chính của Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Trước đó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang bác bỏ những cáo buộc này. Ông lưu ý phía Trung Quốc không có ý định kích thích xuất khẩu do sự mất giá của đồng tiền. Đây là quan điểm nhất quán của phía Trung Quốc. Tỷ giá nhân dân tệ chủ yếu được xác định bởi cung và cầu trên thị trường, trải qua cả sự suy giảm và tăng giá. Hiện nay, các chỉ số cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc đang được cải thiện, hỗ trợ mạnh mẽ cho việc duy trì sự ổn định cơ bản của tỷ giá hối đoái, nhà ngoại giao cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала