Sửa điểm thi tốt nghiệp PTTH – một sự không công bằng

© Ảnh : Hồng Thái - TTXVN Hậu Giang: Kết thúc ngày thi thứ hai kỳ thi THPT quốc gia 2018
Hậu Giang: Kết thúc ngày thi thứ hai kỳ thi THPT quốc gia 2018 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vụ nâng điểm thi tốt nghiệp PTTH cho một số thí sinh ở Hà Giang, bao gồm cả con gái và cháu ruột của Bí thư Tỉnh ủy vừa qua đã gây nhiều phẫn nộ trong xã hội Việt Nam. Nhiều bố mẹ, nhiều học sinh học thật, thi thật đã rất sốc.

Điều đáng chú ý mà dư luận và báo chí  Việt Nam ít đề cập tới là sự phẫn nộ của các giáo viên và suy nghĩ của các em học sinh học thật, thi thật.

Ông Dương Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Ông Dương Trung Quốc: Con ông cháu cha gian lận điểm làm mục ruỗng bộ máy
Sputnik đã thực hiện phỏng vấn một số giáo viên Việt Nam về suy nghĩ và ý kiến của họ trước vụ sửa điểm thi THPT gây chấn động vừa qua tại tỉnh Hà Giang, Sơn La và có thể  một số tỉnh thành khác của Việt Nam.

—  "Không thể chấp nhận được! Việc làm vừa qua là không công bằng cho các cháu có ý thức học tập"- thầy giáo Tạ Văn Đức, giáo viên Toán trường THPT Cao Thắng, thành phố Huế chia sẻ với Sputnik.

—  "Đó là một  việc làm rất xấu, rất bất công. Là một giáo viên, mình thật sự bất bình. Các em phải được đối xử công bằng trong các kỳ thi, có như vậy chất lượng giáo dục mới tiến bộ được"- cô giáo Từ Phương, giáo viên cấp II phát biểu với Sputnik.

—  "Tôi rất sốc khi đọc được thông  tin về sửa điểm. Việc đó đã minh chứng rằng, đạo đức xã hội đã xuống cấp trầm trọng. Việc đó đã minh chứng rằng,

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
"Bộ trưởng Nhạ nên xin lỗi"
kỳ thi THPT không còn đảm bảo được tính công bằng, nghiêm túcNgười ta nói nhiều về quan chức, về những người thực hiện hành vi sửa điểm, nhưng ít ai nói tới bố mẹ những em học sinh. Những người cha, người mẹ đó dạy cho con cái mình tính giả dối, không trung thực. Những đứa trẻ, rời ghế nhà trường phổ thông,  bước vào đời bằng sự không trung thực, tôi cho rằng, chúng không thể nào trở thành những người công dân chân chính, những chuyên gia tốt.- Cô Lân Hương, giáo viên dạy Sử trường Nguyễn Chí Diểu, thành phố Huế nói với Sputnik.

Chúng tôi đã phỏng vấn nhiều giáo viên Việt Nam, nhưng nhiều người đã ngại  không dám phát biểu công khai chứng kiến của mình, vì sợ bị cảnh cáo, sợ bị trù dập, sợ bị đuổi việc (có những hiệu trưởng đã cảnh báo giáo viên không được phát biểu công khai ý kiế cnủa mình). Nhưng, nhìn chung, ai làm giáo dục thực sự đều có những suy nghĩ như trên.

Còn những em học sinh học thật đã nghĩ gì? Dưới đây là ý kiến của một số học sinh vừa thi tốt nghiệp phổ thông tại thành phố Huế.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD và ĐT thông tin cho báo chí tại buổi họp báo. - Sputnik Việt Nam
Gian lận điểm thi: "Lỗi không phải ở cái máy!"
Em Thành Trung, học sinh trường Nguyễn Huệ, vừa thi tốt nghiệp THPT xong, điểm trung bình đạt gần 7 điểm, nói với Sputnik:

—  "Cháu và các bạn lớp cháu học thực lực, thi thực lực. Với cháu, điều đó mới quan trọng. Điểm cao mà mua thì chẳng có giá trị gì".

Còn Bích Khuê, học sinh trường Hai Bà Trưng, cũng vừa thi tốt nghiệp THPT xong, thì chia sẻ:

—  "Mẹ cháu là người dân tộc Hơ —rê, cháu có điểm ưu tiên. Nhưng cháu luôn nói với chính mình rằng, phải cố gắng, phải tự vào đại học không cần tới điểm ưu tiên. Cháu cho rằng việc mua điểm là rất không tốt, rất không công bằng cho những bạn học thực sự".

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ sai phạm'
Sau khi vụ nâng điểm ở tỉnh Hà Giang bị "vỡ" ra, rồi đến lượt tỉnh Sơn La, Bộ trưởng Bộ giáo dục Việt Nam Phùng Xuân Nhạ ký văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, báo cáo kết quả về Bộ trước ngày 1/8.

Cùng lúc, những cuộc tranh luận xung quanh việc có cần thi tốt nghiệp THPT hay không đang diễn ra rất sôi động? Có nên trao cho các trường đại học quyền tự tuyển sinh hay không? Tất nhiên, với mục đích tránh những tiêu cực nói trên. Nhưng vấn đề quan trọng hơn cả, có lẽ không phải ở cơ cấu tổ chức thi, mà là "các em phải được đối xử công bằng trong các kỳ thi, có như vậy chất lượng giáo dục mới tiến bộ được", như lời cô giáo Từ Phương nói.  

Thực hiện: Hoàng Hoa

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала