Mỹ trông đợi những gì khi cấp kinh phí cho an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương?

CC BY 2.0 / US NAVY/Devin M. Langer / USS Dewey transits the Pacific Ocean while participating in Rim of the Pacific exercise 2018Tàu Mỹ USS Dewey tại cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương lần thứ 26 (RIMPAC 2018)
Tàu Mỹ USS Dewey tại cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương lần thứ 26 (RIMPAC 2018) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại hội nghị cấp ngoại trưởng của khối ASEAN tại Singapore, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo cho biết, Mỹ đã cam kết một khoản trị giá gần 300 triệu USD để tài trợ an ninh trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tài trợ an ninh này sẽ được cấp cho một số quốc gia để hỗ trợ quân sự cũng như để tăng cường "an ninh trên biển". Mục tiêu của chương trình hỗ trợ quốc phòng mới do Washington đề xuất là gì? Sputnik đã nêu câu hỏi này với chuyên gia Nga và chuyên gia Trung Quốc.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
ASEAN sẽ không để xảy ra một cuộc Chiến tranh Lạnh giữa các siêu cường quốc tại châu Á

"Trước đó, tại diễn đàn Indo-Pacific ở Washington, ông Pompeo đã nói rằng, đất nước của ông sẽ không cho phép bất cứ ai thống trị khu vực. Rõ ràng là câu nói này nhằm chống lại Trung Quốc, vì chính sách kiềm chế Trung Quốc là một phần quan trọng trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ", — Phó Giám đốc Viện nghiên cứu châu Á và châu Phi (IAAS) của Nga Andrey Karneev nhận xét trong bài bình luận cho Sputnik. Theo ý kiến của ông, sáng kiến của Hoa Kỳ gia tăng sự tham gia vào các vấn đề của khu vực châu Á sẽ nhận được sự ủng hộ nào — điều đó phụ thuộc vào các hành động của Mỹ. Trươc hết phải nói rằng, tất cả các nước đều không muốn để khu vực này biến thành "đấu trường" trong cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, mà những chính khách từ các nước ASEAN nhiều lần cảnh báo về mối nguy cơ này. ASEAN muốn ngăn chặn chiến tranh lạnh mới giữa các cường quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, — Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đã tuyên bố tại cuộc họp báo cuối cùng của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 - Sputnik Việt Nam
ASEAN ghi nhận "quan ngại" về biển Đông

"Khu vực này thực sự không muốn bị lôi cuốn vào cuộc đối đầu ngoại giao, chiến lược và quốc phòng giữa các cường quốc. Theo ASEAN, mối nguy hiểm chính trong sáng kiến của Mỹ là ở chỗ: ông Pompeo kêu gọi tăng cường an ninh trên biển. Tất nhiên, ở đây nói về việc Hoa Kỳ sẽ tăng cường hoạt động ở Biển Đông. Vào đầu tháng Sáu, tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á — Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã nói rằng, chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông hoàn toàn trái ngược với sự cởi mở trong chiến lược Mỹ. Ông lưu ý rằng, nếu cần thiết, Hoa Kỳ sẽ "cạnh tranh mạnh mẽ" với Trung Quốc. Điều này có nghĩa là duy trì hoặc thậm chí leo thang cuộc xung đột, chứ không phải giải quyết nó", — ông Andrey Karneev cho biết.

Theo các nhà phân tích Trung Quốc, những lời tuyên bố của Bộ trưởng Pompeo có mục đích chính duy trì vị thế của Hoa Kỳ có phần suy giảm. Mỹ ngày càng khó cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra, Washington phát tín hiệu với các đồng minh về việc Hoa Kỳ vẫn có khả năng ảnh hưởng đến tình hình và có thể "ngăn chặn" leo thang tiềm lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Trong  bài bình luận cho Sputnik, ông Yang Danchzhi, trợ lý Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Khu vực của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, lưu ý đến thực tế rằng, trong các báo cáo gần đây nhất của Mỹ nói vể những khoản đầu tư khá khiêm tốn.

© Sputnik / Bộ Quốc phòng Nga / Chuyển đến kho ảnhASEAN
ASEAN  - Sputnik Việt Nam
ASEAN

Trước đó, phía Mỹ đã hứa đầu tư 113 triệu USD cho sự phát triển kinh tế của khu vực Ấn Độ —Thái Bình Dương, và đã nhấn mạnh rằng, đây chỉ là gói đầu tư đầu tiên. Có chú ý đến diện tích rộng lớn của khu vực này và nhu cầu lớn về đầu tư, đây là khoản tiền nhỏ. Mà nếu so sánh với khối lượng đầu tư của Trung Quốc trong khu vực thì rất nhỏ. Tuy nhiên, giá trị tượng trưng là cao hơn hiệu quả thực tế. Tại hội nghị cấp ngoại trưởng của khối ASEAN tại Singapore, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo đã công bố khoản đóng góp 300 triệu USD cho hợp tác đảm bảo an ninh tại khu vực. Những lời tuyên  bố như vậy cho thấy rằng, Hoa Kỳ đang cố gắng đầu tư với khối lượng hạn chế để chứng minh rằng, họ vẫn hiện diện trong khu vực, và xem nó như một khối thống nhất từ quan điểm kinh tế và an ninh.

Liệu Trung Quốc coi hành động này của Hoa Kỳ là một yếu tố bất ổn? Bắc Kinh có thể áp dụng những biện pháp nào để đáp trả Mỹ? Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Yang Danchzhi trả lời câu hỏi này như sau:

Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam
Ông Pompeo: Mỹ sẽ chi 300 triệu USD cho việc tăng cường hợp tác an ninh ở châu Á

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng về nội dung này. Trung Quốc hoan nghênh sự hợp tác rộng mở trong khu vực và không ủng hộ các mô hình hợp tác khu vực khi một số quốc gia nhất định bị loại khỏi quá trình này. Nếu trong quá trình thúc đẩy chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Kỳ giúp tạo dựng sự thịnh vượng trong khu vực, thì Trung Quốc sẽ hưởng ứng rất tích cực. Trung Quốc giữ lập trường tích cực, công khai trên tinh thần gắn kết. Và Trung Quốc muốn để Mỹ cũng hành động tương tự như vậy để góp phần vào sự ổn định và phát triển trong khu vực. Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ tiếp tục tấn công bằng lời nói vào Trung Quốc, nếu  hành động của Mỹ làm suy yếu an ninh của Trung Quốc và gây hại đến lợi ích kinh tế của Trung Quốc và sự hợp tác trong khu vực, thì điều đó chắc chắn sẽ dẫn tới những phản ứng đáp trả từ phía Trung Quốc. Hiện tại nên theo dõi những hành động tiếp theo của Hoa Kỳ, — ông Yang Danchzhi nhận xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала