Trung Quốc có thể hưởng lợi từ việc Mỹ trừng phạt Iran

© AP Photo / Vahid SalemiIran
Iran - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc bắt đầu vận chuyển dầu thô của Tehran có sử dụng các tàu chở dầu xuất phát từ Iran. Biện pháp này được áp dụng với mục đích né lệnh cấm vận của Mỹ.

Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt mới sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ví dụ, Washington đã áp đặt lệnh cấm vận lên xuất khẩu dầu mỏ của Iran nhắm vào các công ty có mua bán dầu với quốc gia này. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, các chuyên gia đều nói lên ý kiến rằng, Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào dầu thô của Iran. Ngoài ra, Trung Quốc thậm chí có thể hưởng lợi từ lệnh trừng phạt mới chống lại Iran.

Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Truyền thông: Trung Quốc từ chối tuân thủ yêu cầu của Mỹ đối với nhập khẩu dầu của Iran
Vào đầu tháng Năm, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Trump cho biết, Hoa Kỳ khôi phục tất cả các biện pháp trừng phạt chống lại đất nước này, bởi vì, theo ý kiến ​​của ông, vẫn chưa thể đạt được tiến bộ đáng kể trong vấn đề hạt nhân của Iran. Tuyên bố này đã gây sốc cho nhiều quốc gia, trong đó có các đồng minh chính của Mỹ ở châu Âu. Sự thất vọng của EU là dễ hiểu: thị trường châu Âu tiêu thụ khoảng 40% lượng dầu khí xuất khẩu trên thế giới, và theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Iran xếp thứ 3 thế giới về trữ lượng dầu thô — 18,8 tỷ tấn. Hơn nữa, theo tính toán của Reuters, kể từ năm 2016 khối lượng đầu tư của EU vào các dự án của Iran lên đến hơn 20 tỷ đô la.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi EU lên án quyết định của Trump và ngay lập tức tuyên bố rằng, Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục thực hiện thoả thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đáp trả rằng, họ đã sẵn sàng áp đặt lệnh trừng phạt chống lại bất kỳ quốc gia nào sẽ tiếp tục mua dầu thô Iran bất chấp các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Luận cứ như vậy đầy sức thuyết phục, vì vậy đa số quốc gia chưa nói lên lập trường vững chắc về vấn đề này.

Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ
Thực tế cuộc sống cho thấy rằng, sợ lệnh trừng phạt của Mỹ, nhiều doanh nghiệp châu Âu rút khỏi Iran. Ví dụ, bây giờ các lô hàng xuất khẩu của Iran không thể nào mua bảo hiểm được. Hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm đều ở EU hoặc Hoa Kỳ. Và họ thẳng thừng từ chối phục vụ giao dịch với Iran.

Trên thực tế, đây là lý do tại sao Trung Quốc bắt đầu vận chuyển dầu thô của Tehran có sử dụng các tàu chở dầu xuất phát từ Iran. Theo Reuters, để bảo vệ nguồn cung của mình, công ty kinh doanh dầu Zhuhai Zhenrong Corp và Sinopec Group đã kích hoạt một điều kiện trong thỏa thuận cung cấp dài hạn với tập đoàn dầu mỏ quốc gia Iran (NIOC) trong đó cho phép các công ty này trong một số trường hợp nhất định sử dụng tàu chở dầu của Iran. Bây giờ Iran sẽ cung cấp bảo hiểm cho việc vận chuyển dầu. Trước đó, Iran đã giao hàng theo hình thức FOB (free on board- giao hàng lên tàu) có nghĩa là người bán chỉ cần giao hàng lên tàu và người mua bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình chuyên chở.

Nói một cách nghiêm ngặt, điều này không thể được gọi là sự vi phạm lệnh trừng phạt. Bởi vì Hoa Kỳ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt đối với các nước mua dầu thô Iran thông qua hệ thống tài chính của Mỹ, tức là, nói đơn giản hơn, mua bằng đô la Mỹ. Mặc dù Trung Quốc bắt đầu dùng nhân dân tệ để thanh toán hợp đồng dầu thô với Iran, nhưng, tỷ lệ giao dịch bằng đồng tiền của Trung Quốc trên thị trường dầu mỏ thế giới vẫn là nhỏ. Vì vậy, Trung Quốc cũng có thể bị Mỹ trừng phạt vì mua dầu thô của Iran.

Quốc kỳ Iran - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đe áp đặt biện pháp trừng phạt mới ngăn cản hợp tác với Iran
Mặt khác, trong điều kiện cuộc chiến thương mại với Mỹ, lệnh trừng phạt không phải là nguy hiểm lắm nếu có khả năng đa dạng hóa nguồn cung cấp dầu thô. Hơn nữa, có chú ý đến việc Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, bao gồm cả dầu đá phiến sét của Mỹ, Bắc Kinh có thể sử dụng con bài Iran như một đòn bẩy để gây áp lực lên Hoa Kỳ, chuyên gia Ji Kaiyun của Đại học Tây Nam, Trung Quốc, nói với Sputnik.

"Dầu thô của Iran là rất quan trọng đối với Trung Quốc, hai nước bổ sung cho nhau trong lĩnh vực năng lượng. Nhưng, Iran phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, vì Tehran khó tìm được một thị trường khác cho các sản phẩm của mình, còn Trung Quốc vẫn có thể mua dầu thô ở những nước khác. Ngoài ra, cả Trung Quốc và Iran hiện đang đối đầu với Hoa Kỳ. Do đó, không có lý do gì để hai nước này từ chối hỗ trợ lẫn nhau. Ở một mức độ nhất định, hoạt động giao thương dầu thô của Trung Quốc và Iran là cuộc tẩy chay Mỹ, nước vi phạm các quy định của WTO. Mặc dù Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ và không muốn đối đầu, không có gì sai khi Trung Quốc gây áp lực lên Hoa Kỳ để đáp trả các áp lực từ Mỹ! Đây cũng là một yếu tố trong trò chơi chính sách đối ngoại".

Trong khi những mâu thuẫn thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng tăng lên, điều rất quan trọng đối với Trung Quốc là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và ở đây dầu thô rẻ tiền có thể có ích. Theo chuyên gia Ji Kaiyun, Trung Quốc luôn tìm cách nhập khẩu dầu thô Iran, bất chấp mọi biện pháp trừng phạt của Mỹ. Lần này cũng vậy.   Đặc biệt là Trung Quốc mua dầu Iran mà họ đang bán ở mức giá chiết khấu, bởi vì Tehran khó tìm được một thị trường khác cho sản phẩm của mình. Theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc, năm 2017, tổng lượng dầu thô nhập khẩu đã tăng 10,2%, lên đến 419,6 triệu tấn. Trong năm qua, Iran xếp hạng thứ sáu trên thị trường Trung Quốc trong số các nhà cung cấp dầu thô với tỷ lệ 7,3%.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала