Tại sao Việt Nam thành công mà Cuba thất bại?

© AFP 2023 / Hoang Dihn NamTổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Cuba Raul Castro, năm 2012
Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Cuba Raul Castro, năm 2012 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Xét xử âm mưu lật đổ chính quyền và kinh nghiệm của Việt Nam đối với Cuba, những thành tựu và thách thức của nền kinh tế Việt Nam, tiếng Nga tại Việt Nam, hệ động vật và du lịch Việt Nam - đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.

Chúng tôi xin gửi đến các bạn chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài" của Sputnik.

Bị cáo Phan Angle, thành viên chủ chốt của tổ chức phản động “chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tuyên án tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”
Chủ đề phổ biến nhất về Việt Nam trên hầu hết các phương tiện truyền thông phương Tây tuần này là vụ xét xử nhóm người Mỹ gốc Việt bị buộc tội âm mưu lật đổ hệ thống chính trị Việt Nam. Hai người trong số họ đã bị kết án 14 năm tù, 10 người khác  nhận án từ 5 đến 11 năm tù giam, The Guardian viết. Các bị cáo, đại diện cho cái gọi là "Chính phủ lâm thời Việt Nam" ở California, bị buộc tội âm mưu chiếm đài phát thanh để truyền đi thông điệp chống chính phủ và tổ chức biểu tình chống chính phủ, âm mưu đánh bom sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hồi tháng Tư năm ngoái và tấn công vào đồn cảnh sát trong tháng Sáu năm nay.

Cổng thông tin Cuba Subanet phân tích kinh nghiệm của Việt Nam, đã cho phép đất nước thực hiện bước đột phá về kinh tế và so sánh với kinh nghiệm Cuba. Loại bỏ các khoản trợ cấp của doanh nghiệp nhà nước, ba hình thức sở hữu ngoài quốc doanh, dỡ bỏ kiểm soát giá lương thực và dịch vụ, phân cấp ngoại thương, mở rộng cửa cho đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế. Tất cả những điều này đã được thực hiện ở Việt Nam, tác giả bài báo ghi chú. Ngược lại, ở Cuba, chính phủ tiếp tục kiểm soát mọi thứ, gây trở ngại cho sự thay đổi kinh tế. Sự quan liêu cao độ của Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba phải chịu trách nhiệm về mức độ đầu tư nước ngoài thấp vào nước này.  Kết quả là tăng trưởng GDP ở Việt Nam lên đến gần 7%, còn ở Cuba là 1% hoặc không tăng trưởng. Như người ta thường nói, ở đây, bình luận là không cần thiết.

Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: quốc gia nhỏ nhưng hùng mạnh
Tạp chí tài chính châu Á DEALSTREETASIA đưa tin rằng Tập đoàn bán lẻ trung ương Thái Lan có kế hoạch trong 5 năm tới sẽ đầu tư 500 triệu đô la để mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Ở đây nói về việc đến tới năm 2022 sẽ thành lập tại Việt Nam mạng lưới 720 cửa hàng so với số 250 cửa hàng hiện có.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng tích cực tìm hướng đầu tư ra nước ngoài. Công ty viễn thông Việt Nam Viettel dự định gia nhập thị trường Philippine trong thời gian tới. Công ty đã đầu tư vào 10 quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ, và đến cuối năm 2017 đạt 43 triệu thuê bao ở nước ngoài. Trong tháng 6 năm 2018, Viettel và đối tác địa phương ở Myanmar đã đưa ra mạng 4G ở nước này với tổng số tiền đầu tư lên tới 1.5 tỷ USD, trở thành nhà điều hành lớn thứ tư trong nước, ABS-CBN News cho biết.

Cá tra là một trong những mặt hàng dẫn đầu trong danh mục sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Bộ Thương mại Mỹ đã áp đặt thuế chống bán phá giá cao cho mặt hàng này, xuất khẩu cá sang EU tiếp tục đi xuống, Ả Rập Xê-út tiếp tục đình chỉ nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhưng bất chấp điều này, trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra đã tăng 19,3% và đạt 1,19 tỷ $, nhưng cần đạt tới con số hơn 2 tỷ USD, tạp chí Undercurrent News cho biết.

Thu hoạch cà phê ở Việt Nam tại Đà Lạt - Sputnik Việt Nam
Cuộc cách mạng thầm lặng ở Việt Nam

Financial Times đưa tin về mức tăng trưởng kỷ lục thu hoạch cà phê robusta tại Việt Nam. Đây là tin vui cho những người uống cà phê, nhưng là tin xấu cho người trồng. Nông dân lo sợ giá giảm thấp hơn nữa do được mùa và sự cạnh tranh từ các nước khác nên chuyển sang các loại cây trồng khác, chẳng hạn như tiêu, bơ và sầu riêng, các chuyên gia cho biết.

Và bây giờ là đôi nét về văn hóa, thiên nhiên và du lịch. Các nhà khảo cổ khai quật năm di tích Chăm gần làng Phong Lệ ở ​​miền Trung Việt Nam, tạp chí Archaeology đưa tin.

Khmer Times cũng viết về kế hoạch thành lập tuyến đường du lịch thống nhất giữa vịnh Hạ Long và Angkor ở Campuchia, và khởi động tuyến bay giữa Hạ Long và tỉnh Siem Reap. Rhys.org cho rằng Việt Nam là một trong những nước có hệ sinh học phong phú nhất hành tinh, và là nơi có nhiều loài đặc hữu, trong đó có loài linh trưởng. Nhưng cơ hội sống còn của những con vật tuyệt vời này đang giảm dần mỗi ngày. Ấn phẩm giới thiệu một loạt phim ngắn về khỉ và vượn cáo Việt Nam đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Chuyến thăm thành phố Hồ Chí Minh của phái đoàn doanh nghiệp từ Novosibirsk đã mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước. - Sputnik Việt Nam
Từ những biên bản ghi nhớ đến các hợp đồng chính thức
Trong báo chí Nga trong tuần qua cũng có rất nhiều bài viết về Việt Nam. Rossiyskaya Gazeta công bố một bài viết về số phận tiếng Nga tại Việt Nam, cho biết rằng ngành du lịch triển đòi hỏi phải có nhiều nhân viên nói tiếng Nga, vì vậy không chỉ tăng số lượng sinh viên, mà còn phải nâng cao chất lượng giáo dục.

Báo Kommersant viết về ví dụ xuất khẩu sang phía Đông của tỉnh Novosibirsk, kể cả xuất khẩu sang Việt Nam và nêu lên các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp Nga tại thị trường nước ngoài. Tác giả bài viết lưu ý rằng để mở rộng toàn diện, các doanh nghiệp Nga không có đủ kiến ​​thức và hiểu biết về quy trình kinh doanh ở Việt Nam, cũng như nguồn lực hành chính và tài chính.

Nhưng chúng tôi hy vọng rằng điều này là có thể khắc phục được, và doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nga sẽ tìm thấy vị thế của mình ở Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала