Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Ngành giáo dục không quyết được giáo viên"

© Ảnh : Trường Đại học Mỏ - Địa chấtBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chia sẻ đầu năm học, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng ngành giáo dục không quyết định trực tiếp được đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, Zing viết.

Ngày 5/9, lễ khai giảng năm học 2018-2019 diễn ra trên khắp cả nước. Đây là năm học đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Nhân dịp này, Bộ trưởng GD&ĐT có những chia sẻ về những mục tiêu, kỳ vọng trong năm học mới; cũng như những khó khăn, thách thức và giải pháp khắc phục thời gian trước mắt và lâu dài.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tiếp thu ý kiến. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xin lùi dự án Luật Giáo dục sửa đổi
Không để thiếu giáo viên, lớp học

- Cứ đầu năm học, vấn đề thiếu trường, lớp, giáo viên lại được nêu ra với ngành giáo dục. Trong cuộc họp Chính phủ vừa qua, Thủ tướng chỉ đạo không để thiếu giáo viên, thiếu lớp học khi bước vào năm học mới. Bộ trưởng có khẳng định chỉ đạo này sẽ được ngành giáo dục và địa phương thực hiện tốt?

— Thủ tướng cũng như Chính phủ rất quan tâm điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục các bậc học. Trong phiên họp vừa rồi, Thủ tướng nhấn mạnh năm học mới, ngành giáo dục cố gắng không để thiếu lớp học và giáo viên.

Thực ra, vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ ở địa phương tồn tại nhiều năm nay. Bộ GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ để trình Thủ tướng phương án giải quyết vấn đề này. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo phải tính toán để đảm bảo số giáo viên cho các lớp học theo định biên, quy định của ngành.

Thủ tướng cũng chỉ đạo rất quyết liệt trong việc đảm bảo kiên cố hóa trường lớp, đặc biệt các vùng khó khăn, vùng núi và những vùng gần đây bị bão lũ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Tôi xin nhận trách nhiệm'
Bộ GD&ĐT đã tham mưu, trình Chính phủ đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Tôi hy vọng đề án này sẽ sớm được Thủ tướng phê duyệt, góp phần quan trọng nâng cao điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp học.

Thành bại của giáo dục là phát triển đội ngũ giáo viên

- Năm học 2018-2019, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ và 5 giải pháp trọng tâm đã được đề ra từ 2 năm trước. Phụ huynh và xã hội rất quan tâm nhiệm vụ nào sẽ được ưu tiên thực hiện trong năm học này?

— Hàng năm, ngành giáo dục bám sát nhiệm vụ của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và Nghị quyết 44 của Chính phủ, tập trung 9 nhóm nhiệm vụ và 5 giải pháp.

Một số nhiệm vụ cần tập trung trong năm học này, trước hết là quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, sắp xếp, dồn dịch, quy hoạch các điểm trường một cách hợp lý; chú trọng tính khoa học, hợp lý trong bố trí giáo viên, cũng như cơ sở vật chất, tránh tình trạng làm cơ học.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
Bộ GD&ĐT nhận thiếu sót trong kỳ thi THPT quốc gia 2018
Đối với việc quy hoạch các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đây là trách nhiệm của từng địa phương. Chúng tôi đã quy định các chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn cách tổ chức triển khai quy hoạch, theo đó các địa phương tham khảo.

Về phát triển đội ngũ, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thành bại của đổi mới giáo dục là ở nhiệm vụ này. Trong năm học 2018-2019, chúng tôi vẫn tiếp tục coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Trước hết, chúng tôi đã ban hành thông tư về chuẩn giáo viên và chuẩn hiệu trưởng. Đây là bước tiến rất lớn. Vì muốn nâng cao chất lượng giáo viên, cũng như đội ngũ quản lý giáo dục, việc đầu tiên phải sửa các chuẩn. Tránh tình trạng hiện nay một số địa phương cứ nói rằng thừa chuẩn, vượt chuẩn nhưng chuẩn đó chưa phản ánh đúng yêu cầu thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

Thời gian qua, Bộ GD&ĐT phối hợp các chuyên gia nước ngoài, tiến hành khảo sát thực tiễn, lấy ý kiến góp ý của đội ngũ giáo viên qua nhiều vòng để ban hành được các chuẩn này. Bước đầu, sau khi ban hành, đội ngũ giáo viên ở các cơ sở giáo dục đã rất quan tâm theo hướng tự soi, tự sửa để tự học, tự phát triển. Ngành sẽ có chương trình bồi dưỡng, hỗ trợ họ.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ sai phạm'
Năm học mới, căn cứ lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và các chuẩn giáo viên, hiệu trưởng, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ này, chú trọng kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp.

Một nhiệm vụ cũng sẽ được quan tâm trong năm học này là tiếp tục chỉ đạo các địa phương kiên cố hóa trường lớp, cơ sở vật chất, chuẩn bị cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình dù rất tốt, giáo viên được bồi dưỡng, nhưng điều kiện để thực hiện, đặc biệt với cấp tiểu học không đủ 2 buổi/ngày, thời lượng để thầy cô truyền tải, tổ chức dạy học rất khó khăn.

Bộ GD&ĐT đã cùng các bộ liên quan tham mưu trình Chính phủ đề án về kiên cố hóa trường lớp, kết hợp với chương trình mục tiêu nông thôn mới, chương trình về trái phiếu chính phủ, chương trình giáo dục miền núi… để tập trung ưu tiên cho các khu vực khó khăn này.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
Đề thi khó hay một nền giáo dục thất bại?
Với giáo dục đại học, chúng tôi sẽ tập trung đẩy mạnh tự chủ. 23 trường thực hiện thí điểm tự chủ sau 3 năm cho thấy kết quả tốt. Bộ GD&ĐT tập trung xây dựng và đã trình Chính phủ nghị định về tự chủ đại học. Đồng thời, bộ cùng Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới đây. Đẩy mạnh tự chủ đại học để nhờ đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, gắn đào tạo với sử dụng.

Triển khai chương tình giáo dục phổ thông mới 

- Một nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học này là chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2019-2020. Theo bộ trưởng, hiện còn những khó khăn gì có thể làm ảnh hưởng lộ trình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới?

— Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là một trong những nhiệm vụ rất trọng tâm đã được ngành giáo dục thực hiện công phu, bài bản từ năm 2015. Chương trình tổng thể, chương trình các môn học và hoạt động giáo dục sau một thời gian xây dựng và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu và sẽ sớm được ban hành đảm bảo chất lượng.

Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung - Sputnik Việt Nam
Người Việt đang mất niềm tin vào nền giáo dục trong nước?
Tuy nhiên, 2 điều kiện rất quan trọng để triển khai chương trình là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp vẫn là vấn đề phải quan tâm. Chương trình có tốt đến mấy, nhưng người thực hiện là đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu, cũng khó thành công.

Lần đổi mới này có khác biệt là chuyển từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực, vì vậy, đội ngũ giáo viên cũng phải chuyển mình. Nếu giáo viên không được bồi dưỡng kiến thức, không được chuẩn bị sẵn sàng về tâm thế, rủi ro sẽ rất cao.

Cơ sở vật chất trường lớp, nhất là với lớp 1, phải đảm bảo dạy và học được 2 buổi/ngày mới giảm tải được. Nhưng hiện nay vẫn còn khoảng 1/3 địa phương chưa đảm bảo 2 buổi/ngày. Đây cũng là một khó khăn.

- Ngành giáo dục đưa ra giải pháp gì để giải quyết khó khăn này,?

— Trên thực tế, 2 điều kiện là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT đều không quyết định trực tiếp được.

Việt Nam và Phần Lan ký kết hợp tác giáo dục với nhiều nội dung - Sputnik Việt Nam
VN: Không có chuyện nhập khẩu chương trình giáo dục của Phần Lan
Về giáo viên, Bộ GD&ĐT phải làm việc với Bộ Nội vụ. Hiện nay, như tôi đã nêu, tình trạng thiếu thừa giáo viên chưa được giải quyết, cộng thêm chế độ đãi ngộ với giáo viên còn hạn chế nên động lực để thầy cô đổi mới rất khó khăn. Điều này Chính phủ cũng biết và chúng ta sẽ phải đợi trong đề án cải cách chính sách tiền lương tới đây.

Cơ sở vật chất, phần nhiều phụ thuộc Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ GD&ĐT đang cùng các bộ liên quan tìm phương án giải quyết, tuy nhiên theo phân cấp, thực hiện đầu tư cơ sở vật chất lại là các địa phương, nên rất cần cả sự đồng thuận và vào cuộc của các địa phương.

Chúng tôi đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ trong thời gian Quốc hội cho phép nhưng quan trọng phải đảm bảo chất lượng. Hiện tại, tiến độ thực hiện chương trình hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị đội ngũ và cơ sở vật chất trường lớp. Tinh thần chung là phải làm chắc chắn.

Tôi rất mong các đồng chí lãnh đạo địa phương cùng đồng hành với Bộ GD&ĐT và các bộ ngành có liên quan triển khai chương trình này.

Thủ tướng đã có chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, theo đó phân công trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương. Chỉ khi tất cả làm tốt phân công một cách đồng bộ, nhịp nhàng chương trình mới thành công được.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Vinh An - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam "hiến kế" cải tổ ngành sư phạm
Mong phụ huynh đồng hành cùng ngành giáo dục

—  Ngày mai, cả nước sẽ đồng loạt khai giảng năm học mới, bộ trưởng có nhắn nhủ gì tới đội ngũ nhà giáo, học sinh, các bậc phụ huynh trong dịp đặc biệt này?

— 5/9 hàng năm có thể nói là ngày hội với ngành giáo dục và toàn dân. Năm học mới, ngành giáo dục sẽ có rất nhiều nhiệm vụ, thách thức, tuy nhiên cũng có nhiều cơ hội và thuận lợi.

Tôi mong muốn cũng như tin tưởng các thầy cô tiếp tục phát huy kết quả đạt được của năm học trước, bằng tâm huyết, trách nhiệm của mình để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ năm học mới.

Trước khó khăn, thách thức của đổi mới, các thầy cô hết sức bình tĩnh để cùng toàn ngành vượt qua. Tôi tin rằng thầy cô với sự nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm, sẽ thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình.

Tôi cũng chúc và mong các em học sinh một năm mới với nhiều nhiệm vụ học tập, với định hướng đổi mới và nhiều cơ hội phía trước sẽ chăm ngoan, học giỏi và có một năm học thành công.

Ngày khai giảng cũng là ngày hội của toàn dân và các bậc phụ huynh đưa con em tới trường, xin gửi lời chúc sức khỏe đến các bậc phụ huynh. Mong các bậc phụ huynh cùng đồng hành với ngành giáo dục để chúng ta kết hợp giữa giáo dục nhà trường — gia đình — xã hội, tạo ra được hệ sinh thái tốt cho phát triển giáo dục.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала