Làm gì để ngừng chuyển chất thải vào Việt Nam?

© Depositphotos.com / DragonImagesСảng Việt Nam
Сảng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyên gia từ Hội Hóa học Việt Nam thẳng thắn chỉ ra rằng, việc nhập phế liệu chưa phân loại, trong đó có giấy, nhựa... bản chất là chuyển chất thải vào Việt Nam, - như Báo Đất Việt cho biết.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) dự định loại bỏ giấy phế liệu chưa phân loại ra khỏi danh mục phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, chỉ giữ lại 3 mặt hàng khác.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng: Không để Việt Nam thành bãi thải phế liệu

Đây là lý do khiến 4 doanh nghiệp sản xuất giấy có vốn đầu tư nước ngoài kiến nghị Chính phủ cho giữ lại mặt hàng giấy phế liệu chưa phân loại trong danh mục nois trên.

Theo ông Đỗ Thanh Bái, Hội Hóa học Việt Nam, việc loại bỏ giấy phế liệu chưa phân loại ra khỏi danh mục phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài là hoàn toàn đúng đắn và ông ủng hộ Bộ TN-MT làm việc này. Việc phân loại, làm sạch đến mức nào còn tùy thuộc vào tiêu chuẩn chi tiết mà Bộ TN-MT đưa ra.

"Ý định của Bộ TN-MT là đúng vì trên thực tế, nhiều doanh nghiệp lợi dụng danh mục này để nhập khẩu những loại phế liệu không được phân loại vào Việt Nam, trong đó có nhựa, giấy và một số kim loại khác. Mức độ ô nhiễm thế nào tất nhiên còn tùy thuộc vào nguồn gốc, mức độ hỗn tạp, loại vật liệu… nhưng bản chất của việc nhập phế liệu chưa phân loại là chuyển chất thải vào Việt Nam.

Trong Luật Môi trường được phép nhập phế liệu nhưng không được phép nhập chất thải. Khi không phân loại phế liệu mà cứ nhập vào Việt Nam thì cuối cùng giấy, nhựa… không được phân loại sẽ tạo ra nguồn chất thải thứ cấp rất lớn, vì sau khi làm sạch và phân loại lại, phần phế liệu không tái chế, không sử dụng được rất lớn và đó chính là chất thải", ông Đỗ Thanh Bái chỉ rõ.

Vị chuyên gia cũng nhắc lại việc từ ngày 1/1/2018, Trung Quốc đã cấm nhập 24 loại phế liệu, trong đó có một số loại nhựa phế thải và giấy chưa phân loại, sau nhiều năm cho phép nhập khẩu nhiều loại phế thải để tái chế.

Sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm, phế liệu bị tồn lại và người ta tìm cách đẩy sang các nước mà hàng rào kiểm soát ô nhiễm chưa được chặt chẽ, trong đó có Việt Nam.

"Người ta lợi dụng hạng mục phế liệu chưa được phân loại, trong đó có giấy hoặc nhựa phế thải vào Việt Nam, đó chính là kẽ hở", ông Đỗ Thanh Bái nhấn mạnh.

Không những thế, sau lệnh cấm, các doanh nghiệp Trung Quốc rất muốn đầu tư tại nước khác ở lĩnh vực công nghiệp tái chế, trong đó có nhà máy giấy và nhựa. Điều đáng lo ngại là các doanh nghiệp có thể nhập giấy phế liệu, xử lý sơ bộ rồi xuất trở lại Trung Quốc hoặc xuất đi các nước với giá cao.

Bãi container hàng hóa tại cảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam
Đừng để Việt Nam thành bãi rác của thế giới!

Như vậy, doanh nghiệp tái chế Trung Quốc thu được lợi nhuận, còn hậu quả môi trường thì Việt Nam phải gánh chịu. Vấn đề là Trung Quốc tìm cách hoạt động ở các nước khác, còn hậu quả là chất thải gây ô nhiễm ở lại nơi tái chế, điều mà ngay tại Trung Quốc đã có lệnh cấm.

Điều quan trọng nhất hiện nay, theo ông Bái, là phải siết chặt quy định, nhưng với những lô hàng đã nhập về phải xử lý như thế nào, đó là bài toán khó.

"Phải chặn việc nhập khẩu chất thải. Việt Nam mở cửa một cách có kiểm soát cho nhập khẩu phế liệu nhưng không phải chất thải. Hiện nay trong luật chưa rõ thế nào là phế liệu, thế nào là chất thải. 

Cả hai đều là vật liệu, một loại tái chế được, một loại hoặc không thể tái chế được hoặc nếu tái chế được thì lợi ích mang lại cũng rất ít, trong khi lượng chất thải ra môi trường rất nhiều. Người nhận nhập khẩu phải gánh chịu ô nhiễm lớn", vị chuyên gia nói.

Đối với đề xuất của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) về việc thành lập Quỹ tái sinh môi trường để thu phí doanh nghiệp (dự kiến khoảng 50.000-100.000 đồng/tấn), ông Đỗ Thanh Bái khẳng định, số tiền mà quỹ này dự định mang về mỗi năm (500-1.000 tỷ đồng) không bao giờ bù lại được hậu quả môi trường mà Việt Nam phải gánh.

cảng - Sputnik Việt Nam
Nghịch lý tự rước vạ đáng sợ: Trung Quốc cấm cửa, Việt Nam vội vơ về

"Đó là kiểu kiến nghị đổi tiền để mang ô nhiễm về đất nước. Bên cạnh đó, việc lập quỹ này cũng không đúng. Trong luật, đặc biệt luật về phế liệu, khoáng sản đã có quy định phải nộp tiền ký quỹ môi trường khi nhập khẩu phế liệu hoặc khi nhận mỏ khai thác.

Quỹ này dùng để giải quyết các việc liên quan đến môi trường nhưng nó không có nghĩa là để xử lý chất thải mà doanh nghiệp gây ra. Việt Nam không bao giờ đánh đổi điều đó.

Việc Hiệp hội đưa ra đề xuất trên nói trên, vô hình trung khiến doanh nghiệp phải nộp 2 loại quỹ: ký quỹ môi trường và quỹ tái sinh môi trường. Điều đó là không đúng.

Các doanh nghiệp hãy cứ tuân thủ luật, trong đó đã có phần ký quỹ môi trường khi nhập khẩu phế liệu, mức nộp bao nhiêu đã được pháp luật quy định", ông Đỗ Thanh Bái cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала