Liệu Hitler có can thiệp vào việc phát triển quan hệ giữa Philippines và Israel?

© AP Photo / Bullit MarquezRodrigo Duterte
Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau khi đọc câu hỏi trong tiêu đề, hầu hết độc giả của tôi sẽ nói không. Xét cho cùng, Hitler đã chết, và thậm chí nếu tháng Năm 1945, người ta không tìm thấy xác chết cháy đen của ông ở Berlin (có dư luận là Hitler sau đó đã trốn sang Mỹ Latinh), thì ông ta cũng đã chết từ lâu rồi.

 Tuy nhiên, vào thời điểm mới diễn ra chuyến thăm Israel của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thì tên tuổi nhà lãnh đạo Đức Quốc xã nhiều lần được nhắc lại. Lý do vẫn thế — ngôn từ không kiềm chế của ông Duterte. Trở thành Tổng thống của Philippines vào năm 2016, ở giữa cuộc tranh cãi về biện pháp của mình để chống lại tệ nạn buôn bán ma túy, Duterte nói như sau:

"Những người chỉ trích gọi tôi là anh em họ của Hitler. Hắn đã giết ba triệu người Do thái, và tôi sẽ rất vui khi tiêu diệt ba triệu người nghiện. Người Đức có Hitler, còn ở Philippines thì có tôi…".

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó,  Tổng thống Philippines lên tiếng xin lỗi người Do Thái sống ở Manila về những lời phát biểu này. Thế nhưng lớp bùn chỉ lắng xuống. Tờ báo lớn của Israel Haaretz mô tả hành động của Duterte tiêu diệt những kẻ buôn bán ma túy tương tự như Holocaust do phát xít thực hiện hủy diệt người Do Thái trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trợ lý Thư ký An ninh Quốc gia Mỹ Randall Schriver tại Manila - Sputnik Việt Nam
Ai thực sự bảo vệ chủ quyền của Philippines?

Những lời của Duterte về Hitler không thể nhắc lại trong những ngày này ở Israel. Nhưng hóa ra nhân dân hai nước dù đang sống cách xa nhau, lại có rất nhiều mối quan tâm chung, và trong cuộc sống của hai nhà lãnh đạo tìm thấy rất nhiều kết nối. Ai có thể tưởng tượng được, người vợ đầu tiên của Duterte — một người Do Thái, công dân Mỹ, tên của bà là Elizabeth Zimmerman. Và con gái của Duterte từ cuộc hôn nhân này được gọi là Sarah và cô được coi là người Do Thái theo dân tộc. Còn đối với người cha của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong nhiều năm một người phụ nữ Philippines đã chăm sóc ông, giúp ông sống đến 102 tuổi.

Nhưng ngoài những khía cạnh cá nhân, hai nhà lãnh đạo cũng đề cập đến chính trị: Benjamin Netanyahu đã cảm ơn Duterte do sự ủng hộ Israel tại LHQ và Tổng thống Philippines biết ơn Israel đã giúp đỡ trong cuộc chiến chống ly khai Hồi giáo ở Mindanao.

Duterte cũng đánh giá rất cao về chất lượng vũ khí Israel. Và đó là chìa khóa để có các dự báo lạc quan về sự phát triển mối quan hệ Philippines-Israel. Israel là một trong những nước dẫn đầu trên thị trường vũ khí và rất quan tâm đến việc quảng bá sản phẩm của mình đến các nước Đông Nam Á. Còn Duterte đang tìm cách đa dạng hóa vũ khí cho quân đội đất nước. Vì vậy ông bỏ qua Mỹ, quay sang Trung Quốc và Nga với yêu cầu cung cấp vũ khí. Trong thị trường này có vị trí dành cho Israel. Năm ngoái, Philippines mua các thiết bị radar và vũ khí chống tăng của Israel trị giá 21 triệu USD. Trong chuyến công du này, Duterte đến thăm các căn cứ quân sự ở Israel, do đó có thể tự tin nói rằng sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quốc phòng sẽ được tiếp tục.

Kết quả là hai bên đã ký ba thỏa thuận: liên quan đến các khoản đầu tư của Israel vào nền kinh tế Philippines, thứ hai về hợp tác khoa học, và thứ ba về công ăn việc làm của người lao động chăm sóc điều dưỡng Philippines ở Israel. Tài liệu này sẽ đơn giản hóa việc nhập cảnh của công dân Philippines vào Israel để làm việc và giảm các chi phí trung gian. Đối với Manila, đây  là một thỏa thuận rất quan trọng, bởi vì hiện nay tại Israel có 28000 người đến từ Philippines, còn bên ngoài đất nước có tất cả 10 triệu người Philippines đi làm việc. Có lẽ, thỏa thuận Philippines — Israel sẽ là một ví dụ cho các quốc gia khác.

Trong bối cảnh này, giới quan chức hai nước không muốn nhắc lại lời tuyên bố của Duterte về Hitler. Tốt hơn là nên nhớ đến cái gì đó khác. Ở  ngoại ô Tel Aviv, trong những ngày này đã khánh thành đài kỷ niệm bày tỏ lòng  biết ơn đối với những người Philippines đã cứu giúp người Do Thái khỏi sự bức hại của phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала